Việc máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay sát một máy bay do thám P-8 của Mỹ trên vùng trời Biển Đông gần đây là vô cùng nguy hiểm, vụ việc này được liên tưởng như tương tự vụ việc EP-3 diễn ra vào năm 2001.
Việt - Trung hội đàm về tình hình Biển Đông; Trung Quốc tăng cường hoạt động xây dựng ở Trường Sa; Đài Loan triển khai chiến đấu cơ giám sát máy bay Trung Quốc trên Biển Đông; Tổng thống Indonesia kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp biển; Đô đốc Mỹ hối thúc Trung Quốc giải quyết các tranh chấp biển; Mỹ và Malaysia tập trận chung tại Sabah gần Biển Đông
Theo những tuyên bố đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ngày 3/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama giờ đây đã cam kết với ba hướng triển khai sức mạnh của Mỹ: (1) xoay trục về châu Á, (2) tăng cường hiện diện tại châu Âu và (3) cuộc đấu mới với lực lượng Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, những cam kết này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính sách đối ngoại của Washington.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa chính thức đề nghị chính phủ cho tăng 2,5% ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2015 với tổng số tiền lên tới 4.900 tỷ yên (47,25 tỷ USD hoặc 35,8 tỷ euro), tức là trở lại mức ngân sách đỉnh cao của những năm 1990 và củng cố đà đảo ngược xu thế ngân sách quốc phòng sau một thập niên suy giảm trong những năm 2000.
Chính phủ Ấn Độ đang lặng lẽ chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu các thiết bị quốc phòng và vũ khí sản xuất trong nước cho các nước bạn bè. Theo kế hoạch này, ban đầu Ấn Độ có thể xuất khẩu tên lửa BrahMos (do Nga và Ấn Độ liên doanh sản xuất tại Ấn Độ) tới các nước Đông Nam Á và Nam Mỹ. Việt Nam, Indonesia và Venezuela đã bày tỏ sự sẵn sàng mua loại tên lửa siêu thanh hiện đại này.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang đối mặt với thử thách ngoại giao lớn đầu tiên khi tiến hành các cuộc gặp cấp cao song phương trong tháng 9 với ba cường quốc trung tâm trọng chính sách đối ngoại của New Delhi là Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Trong chính sách đối ngoại láng giềng mở rộng, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj vừa có chuyến thăm Việt Nam trong ba ngày. Việt Nam là một trong nhiều đối tác chiến lược của Ấn Độ và trong những năm gần đây quan hệ song phương đã được tăng cường trong lĩnh vực kinh tế, chiến lược.
Ngày 3/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bổ nhiệm hai nhà lập pháp kỳ cựu có quan hệ thân thiện với Trung Quốc vào các vị trí cấp cao trong đảng cầm quyền. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy hi vọng của ông về một sự tan băng trong quan hệ với Bắc Kinh và cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cho dù chính sách ngoại giao châu Á của Nga là khéo léo và giàu sức tưởng tượng thì cuối cùng người thiệt hại lớn nhất từ trò chơi này chính là nước Nga. Nga sẽ không thể gặt hái được điều mà nó mong muốn nhất, đó là sự trở lại vị thế của một cường quốc.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) theo dự kiến được thành lập vào năm 2015 nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại, vốn và dòng chảy lao động lành nghề trong khu vực.