Nhật Bản và Philippines sẽ tổ chức đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng, 2+2 vào 08/7/2024
28/06/2024 17:38:49
Ngày 28/6, báo chí Philippines cho biết Nhật Bản và Philippines sẽ tổ chức đối thoại Ngoại giao và Quốc phòng 2+2 vào ngày 08/7/2024 tại Manila nhằm thảo luận các vấn đề an ninh trong khu vực. 

Mỹ hoàn tất dự án chuyển đổi ba máy bay vận tải của Không quân Hoàng gia Malaysia (CN235) thành Máy bay giám sát hàng hải (MSA) trong khuôn khổ Sáng kiến ​​An ninh Hàng hải (MSI)
28/06/2024 17:21:54
Ngày 27/6 tại Căn cứ Không quân Subang, Đại sứ Edgard D. Kagan và Tướng Asghar Khan, Tổng tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia có buổi lễ kỷ niệm việc chuyển đổi ba máy bay vận tải của Không quân Hoàng gia Malaysia (CN235) thành Máy bay giám sát hàng hải (MSA).    

Ding Duo: Trung Quốc và Philippines đều cố gắng xoa dịu tình hình căng thẳng tại Biển Đông
28/06/2024 17:19:33
Ngày 28/06, SCMP đăng tải ý kiến của học giả và quan chức về việc giải quyết tranh chấp của hai quốc gia tại Biển Đông bằng biện pháp hoà bình. Cụ thể: Quan chức và học giả Philippines: Enrique Manalo (Bộ trưởng Ngoại giao Philippines): Philippines cam kết hợp tác với Trung Quốc để phát triển "các biện pháp xây dựng lòng tin". Jose Manuel Romualdez (Đại sứ Philippines tại Mỹ): Việc cả hai nước không muốn có một cuộc xung đột lớn có thể khởi đầu cho đàm phán. Jay Batongbacal (Đại học Philippines): Thách thức lớn đối với các cuộc đàm phán tiềm năng là đạt được một thoả thuận (modus vivendi) có thể chấp nhận được. Nếu Trung Quốc không thừa nhận lợi ích quốc gia của Philippines và gạt bỏ các trở ngại, nước này sẽ tiếp tục tìm kiếm các đồng minh bên ngoài để đối phó với Trung Quốc. Học giả Trung Quốc: Ding Duo (Viện Nam Hải): Rất khó để hai nước có thể đạt được kết quả đáng kể trong thời điểm này Điều này phụ thuộc vào việc hai bên có thể đạt được sự đồng thuận nhất định về  kiểm soát các bất đồng trên biển hay không. Cả Trung Quốc và Philippines đều cố gắng xoa dịu tình hình căng thẳng Philippines đang sử dụng cơ chế tham vấn để câu thời gian cho những hành động tiếp theo.

SCMP: Hải cảnh Trung Quốc phát hiện thiết bị dò tàu ngầm của Mỹ gần Bãi Cỏ Mây
28/06/2024 14:05:25
Ngày 27/06, SCMP đăng tin về việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc phát hiện một thiết bị do máy bay quân sự Mỹ thả xuống có khả năng phát hiện tàu ngầm ở Biển Đông. Cụ thể: Hải cảnh Trung Quốc đã đi đến vùng biển gần Bãi Cỏ Mây để thu hồi và kiểm tra thiết bị. Thiết bị có nhãn dán của Ultra Electronics, một công ty quốc phòng và an ninh của Anh cung cấp thiết bị cho quân đội Mỹ. Thiết bị này có thể "phát hiện" và "chống lại" tín hiệu tàu ngầm Trung Quốc dưới nước. Cả Trung Quốc và Mỹ đều chưa có bình luận về vấn đề này

Fu Qianshao: Tập trận RIMPAC 2024 có hàm ý nhắm vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng hiện nay ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.
28/06/2024 14:00:54
Ngày 27/06, Thời báo Hoàn cầu đăng tải ý kiến của các học giả Trung Quốc về cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2024 do Mỹ dẫn đầu trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại eo biển Đài Loan và Biển Đông. Cụ thể: RIMPAC 2024 có quy mô lớn hơn so với lần trước. Một phần quan trọng của cuộc tập trận là đánh chìm một tàu đổ bộ cũ (USS Tarawa) nặng 40.000 tấn. Ý Kiến của học giả: Fu Qianshao (Chuyên gia quân sự Trung Quốc): RIMPAC 2024 có hàm ý nhắm vào Trung Quốc, vì không có nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vận hành tàu tấn công đổ bộ. Sử dụng tàu tấn công đổ bộ 40.000 tấn làm mục tiêu có thể tương đương việc mô phỏng tấn công tàu sân bay. Đây là cơ hội để Trung Quốc tìm hiểu các phương pháp và chiến thuật mà Mỹ và các đồng minh sẽ sử dụng để chống lại các tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay, từ đó thể tìm ra cách đối phó. Zhang Junshe (Chuyên gia quân sự Trung Quốc): Mục đích của Mỹ khi tập hợp nhiều quốc gia và tổ chức RIMPAC là buộc họ tham gia vào tập hợp lực lượng do Mỹ lãnh đạo nhằm kiềm chế các đối thủ cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, hầu hết các nước tham gia tập trận không muốn can thiệp quân sự vào các điểm nóng tại eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Phái đoàn thường trực Malaysia tại LHQ lưu hành công hàm HA37/2024 phản đối các yêu sách biển và chủ quyền của PLP đối với Sabah, yêu cầu CLCS không xem xét đệ trình TLĐ MR của PLP ở Khu vực phía Tây Palawan
28/06/2024 10:53:07
Ngày 28/6/2024 Phái đoàn thường trực Malaysia tại LHQ lưu hành công hàm HA37/2024 phản đối đệ trình thềm lục địa mở rộng của Philippines ở Khu vực phía Tây Palawan.  Công hàm nêu rõ: (i) Malaysia dứt khoát phản đối đệ trình của Philippines đối với thềm lục địa mở rộng được tính toán từ đường cơ sở của Sabah của Malaysia. Điều này rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Malaysia đối với Sabah; (ii) nhấn mạnh rằng Malaysia chưa bao giờ công nhận yêu sách của Philippines đối với Sabah thuộc chủ quyền của Malaysia; (iii) Malaysia bác bỏ hoàn toàn tuyên bố của Philippines rằng nước này có quyền sở hữu và chủ quyền hợp pháp đối với Sabah của Malaysia. Sabah đã và luôn là một phần không thể tách rời của Malaysia và được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Malaysia kể từ khi thành lập Liên bang Malaysia vào ngày 16/9/1963. (iv) Yêu sách chủ quyền đối với Sabah của Philippines không phù hợp với nghĩa vụ erga omnes của nước này trong việc công nhận và ủng hộ việc thực thi hợp pháp quyền tự quyết của người dân Sabah vào năm 1963. Như vậy, yêu sách của Philippines đối với Sabah có không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. (v) Malaysia yêu cầu Ủy ban không xem xét và xác nhận đệ trình của Philippines     

Tổng thống Philippines nói đã gửi nhiều công hàm phản đối Trung Quốc trong vụ Bãi Cỏ Mây, và Philippines cần phải làm nhiều hơn thế
28/06/2024 10:31:49
Trả lời phỏng vấn tại Manila ngày 27/6, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nói Philippines đã gửi Trung Quốc hàng trăm công hàm phản đối và đang làm điều tương tự với vụ Bãi Cỏ Mẩy. Ông bổ sung thêm là Philippines cần phải làm nhiều hơn thế nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Ông cũng khẳng định không có phát súng nào đã được bắn ra nên hành động của Trung Quốc không được coi là tấn công vũ trang mà là một “hành động cố ý”.

Thời báo Hoàn cầu: CCG áp dụng mô hình thực thi pháp luật mới tại vùng biển gần Kim Môn nhằm thu hẹp không gian của chính quyền Đài Loan.
27/06/2024 11:07:21
Ngày 26/06, Thời báo Hoàn cầu đăng tải việc CCG đã áp dụng một mô hình thực thi pháp luật mới. Cụ thể: Hải cảnh Phúc Kiến đã tăng cường tuần tra thực thi pháp luật gần Kim Môn, chuyển sang mô hình "thực thi trong mọi điều kiện thời tiết", tăng cường cường độ và phạm vi tuần tra. Sự thay đổi từ tuần tra theo tuyến cố định sang các mô hình linh hoạt hơn, khó lường hơn, tăng cường kiểm soát vùng biển Kim Môn. Ý kiến của học giả: Chen Xiangmiao (Viện Nam Hải) : Mô hình mới khẳng định quyền kiểm soát của đại lục đối với vùng biển Kim Môn và ngăn chặn mọi hành động hấp tấp của lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan. Liu Kuangyu (Chuyên gia về vấn đề Đài Loan) Mô hình thực thi hàng hải gần Kim Môn có thể là một ví dụ thành công trong việc thúc đẩy “Một quốc gia, Hai chế độ”, đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề Đài Loan và đạt được sự thống nhất xuyên eo biển. Các học giả khác: Hành động này nhằm vào các nỗ lực "tìm kiếm độc lập với sự hỗ trợ của nước ngoài" và "tìm kiếm độc lập bằng vũ lực quân sự". Không gian của chính quyền Đài Loan đang liên tục bị thu hẹp.

SCMP: PLA tiến hành tập trận ở Biển Đông với sự tham gia của các tàu đổ bộ Type 072 và Type 073 trong bối cảnh căng thẳng với Philippines.
27/06/2024 11:02:23
Ngày 24/06, SCMP đưa tin về việc một lực lượng đặc nhiệm hải quân của PLA gồm các tàu đổ bộ Danxiashan, Laotieshan và Lushan đã tiến hành một cuộc tập trận chiến đấu dưới mọi điều kiện thời tiết trong bốn ngày ở Biển Đông. Cụ thể: Nhiệm vụ huấn luyện bao gồm hai tàu neo đậu cạnh nhau và thực hành cứu hộ. Hạm đội cũng đã thực hiện huấn luyện phòng không. Danxiashan, một tàu đổ bộ tăng Type 072 III đã thực hiện một nhiệm vụ yểm trợ cho các tàu chiến khác bằng cách thả khói. Các cuộc tập trận đã kiểm tra khả năng phản ứng khẩn cấp và khả năng chiến đấu phối hợp của hải quân Trung Quốc. Các cuộc tập trận gần đây nhất diễn ra sau khi PLA gần đây báo cáo đã thực hiện một số cuộc tập trận ở vùng biển tranh chấp, bao gồm một cuộc triển khai ba tàu khu trục Type 055 lớn.    

Ding Duo: Có nhiều quan điểm khác nhau trong nội bộ Philippines về cách nhận thức và xử lý xung đột trên biển với Trung Quốc; Nhật Bản sẵn sàng và có động lực can thiệp vào vấn đề Biển Đông dưới nhiều hình thức.
27/06/2024 10:58:38
Ngày 25/06, Thời báo Hoàn cầu đăng tải ý kiến của các học giả về việc các quan chức Philippines có những phát biểu khác nhau về tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông và ý định can thiệp của Nhật Bản. Cụ thể: Về tranh chấp Trung Quốc – Philippines: Chen Xiangmiao (Viện Nam Hải) Philippines luôn không nhất quán trong các quan điểm của mình Việc Marcos đi theo sự dẫn dắt của Bộ Quốc phòng cũng cho thấy nhu cầu cân bằng lực lượng trong nước. Ding Duo (Viện Nam Hải): Những tình huống tương tự đã phát sinh trong năm qua, phản ánh cách tiếp cận không nhất quán của Philippines đối với các chính sách hàng hải hoặc cách xử lý cụ thể các vấn đề hàng hải. Thông tin được công bố không nhất quán gây ra nhiều nhầm lẫn. Điều này cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau trong Philippines về cách nhận thức và xử lý xung đột trên biển. Mahathir bin Mohamad (Nguyên thủ tướng Malaysia): Philppines không muốn xung đột vũ trang với Trung Quốc do chênh lệch giữa hai bên quá lớn. Về việc Nhật Bản sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông: Ding Duo (Viện Nam Hải) Việc Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông có thể xảy ra. Điều này giúp cho Nhật Bản giảm bớt áp lực phải đối mặt với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.