Trong một vài tháng qua, một số bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông có xu hướng “gia tăng minh bạch” các diễn biến thực địa ở Biển Đông, đặc biệt là các động thái của đối phương. Xu hướng này có thể giúp cộng đồng quốc tế gia tăng nhận thức – thông tin về các diễn biến trên biển nhưng có thể là chiến thuật để các nước giành được lợi thế trên mặt trận đấu tranh dư luận.
Trước sự quấy nhiễu của tàu Trung Quốc đối với các hoạt động dầu khí trên Biển Đông của mình, Malaysia đã phản ứng thầm lặng và nhẹ nhàng về phương thức; song kiên quyết và nhất quán về nguyên tắc
Báo cáo khảo sát tình hình Đông Nam Á thường niên (The State of Southeast Asia) của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore (ISEAS) là báo cáo khảo sát uy tín nhất về tình hình điạ chính trị ở Đông Nam Á hiện nay. Mỗi khi công bố, kết quả của các Báo cáo được rất nhiều báo chí, truyền thông trong khu vực như Borneo Bulletin, the Australia, Japan Times, v.v.) quan tâm và đưa tin.
Ngày 29/9/2022, chính quyền Biden công bố Chiến lược Đối tác Thái Bình Dương, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ có một văn bản chiến lược riêng với các nước đảo quốc Thái Bình Dương.
Ngày 27/11/2022, Bộ Ngoại giao Canada lần đầu ban hành bản Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Ấn – Thái) . Dù có phần muộn hơn các văn bản tương tự của “bạn láng giềng” Mỹ và các đồng minh lịch sử Anh hay Pháp, bản của Canada vẫn có những điểm nhấn nhất định, đem lại “gam màu” mới cho tập hợp các chiến lược về khu vực.
Ngày 30/1/2022, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Mỹ đăng báo cáo về hoạt động tuần tra của tàu hải cảnh Trung Quốc tại năm thực thể trên Biển Đông. Kết luận của báo cáo có thể minh chứng cho xu hướng đẩy mạnh tần suất hoạt động của hải cảnh trên diện rộng của Trung Quốc.
Việc Mỹ-Trung rơi vào vòng xoáy mâu thuẫn chiến lược, cạnh tranh công nghệ bị đẩy cao tiệm cận hình thái “chiến tranh” đang không chỉ tác động sâu sắc tới quan hệ giữa hai nước lớn, mà còn tạo ra nhiều thay đổi với phát triển của thế giới và khu vực.
Trong bối cảnh Biển Đông và Hoa Đông ngày càng liên thông về không gian biển và địa chiến lược, hợp tác an ninh biển của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước ven Biển Đông ngày càng phát triển.
Thông điệp liên bang năm 2023 của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến Trung Quốc nhiều hơn Nga dù cuộc xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn, đậm màu sắc cấp tiến trong các mục tiêu đối nội.
Sau gần 3 năm theo đuổi chiến lược zero-covid, ngày 8/1/2023, Trung Quốc đã chính thức mở cửa trở lại nền kinh tế, các biện pháp phong toả đã hầu như được dỡ bỏ ở nhiều khu vực.
Kết quả Cuộc bầu cử địa phương năm 2022 của Đài Loan không quá bất ngờ bởi phản ánh tác động từ bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Đài Loan và các diễn biến gần đây trong quan hệ hai bờ tới sự lựa chọn của cử tri. Việc Đảng Dân Tiến và chính quyền của Tổng thống Thái Anh Văn thiếu đột phá chính trị, không có biện pháp điều chỉnh kịp thời trước các nhân tố mới xuất hiện đã gây bất lợi cho kết quả bầu cử.
Nếu chính quyền Tổng thống Marcos Jr. thuyết phục được Trung Quốc đồng ý cho một công ty Trung Quốc đầu tư vào hợp đồng dịch vụ của Philippines tại lô SC-72 ở Bãi Cỏ Rong dưới sự giám sát của Philippines với tỷ lệ lợi nhuận là 60-40 nghiêng về Philippines, thì thỏa thuận này sẽ phù hợp với Phán quyết và luật pháp Philippines.