Phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12/7 đã có tác động sâu sắc không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà còn cả với những quốc gia ở xa như Israel.
Việc can dự với Trung Quốc sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, chứ không đơn giản chỉ là việc vượt qua những khác biệt về văn hóa và chính trị. Vấn đề mấu chốt nhất đặt ra hiện nay là làm sao đảm bảo quan hệ song phương mang tính đối ứng và cùng có lợi. Đó là điều Canada mong muốn. Nhưng còn Trung Quốc thì sao?
Hiện nay, Nga giữ thái độ trung lập, song nước này đang đứng trước tình thế rất khó khăn. Một mặt, Nga tránh để không bị lôi cuốn vào xung đột, mặt khác, việc tăng cường hợp tác kỹ thuật - quân sự với Trung Quốc buộc Nga phải đứng về phía Bắc Kinh, nhưng sẽ không có hậu quả tích cực.
Để thúc đẩy một chiến lược như vậy, Mỹ và các đồng minh phải chuẩn bị đối phó với phản ứng của Trung Quốc. Washington phải có đủ lực lượng triển khai cùng các đồng minh để Trung Quốc thấy rõ rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả mọi hành vi gây hấn của Trung Quốc và đây chính là nguyên tắc cốt lõi của biện pháp răn đe.
Ban lãnh đạo Trung Quốc dường như đang chịu sức ép từ một số thành phần trong quân đội buộc nước này phải có phản ứng mạnh mẽ hơn trước phán quyết của Tòa, dẫn đến nguy cơ làm bùng phát một cuộc xung đột với Mỹ.
Cùng với khát vọng quyền lực lớn của Trung Quốc, các "chiến binh" mạng của nước này đã thể hiện sự tức giận sau khi thua trong vụ kiện với Philippines. Chỉ vài giờ sau phán quyết của Tòa đưa ra, ít nhất 68 trang mạng của chính phủ và địa phương của Philippines đã đồng loạt bị tấn công.
Với mối quan tâm về an toàn của các SLOC và an ninh năng lượng, Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tại quần đảo Andaman-Nicobar. Thậm chí, Bắc Kinh còn cho rằng với lợi thế địa lý quan trọng, Ấn Độ như một cái gai đối với tham vọng Ấn Độ Dương của Trung Quốc.
Hợp tác kinh tế giữa 10 nước Đông Nam Á có tiềm năng mang đến một ASEAN hội nhập và đoàn kết hơn. Việc nêu bật điều này sẽ thể hiện một cái nhìn cân bằng hơn của ASEAN với các đối tác trong khối và các nước khác trên thế giới.
Trong vụ việc tàu hải quân Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Senkaku/Điếu Ngư, dường như có một vở kịch nhiều kỳ về căng thẳng an ninh đang được dựng lên tại biển Hoa Đông với sự phối hợp giữa Trung Quốc và Nga.
Cả Trung Quốc và ASEAN đều đang thận trọng với một “sự bình thường mới” tại Biển Đông. ASEAN và Trung Quốc có thể lựa chọn cách thức riêng để vượt qua từng thách thức, song họ cũng có thể cùng phối hợp, dùng ảnh hưởng của mình để đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực.