Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Toà Trọng tài Thường trực ở La Hay đã ra phán quyết về tranh chấp biển giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết đã làm thay đổi cuộc chơi trong tranh chấp biển.
Sự kiện Ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ nhóm họp tại Lào cùng những người đồng cấp từ Mỹ và Trung Quốc sẽ biến quốc gia bé nhỏ này trở thành "chiến trường ngoại giao" của cuộc đối đầu ngày càng gay gắt trong vấn đề Biển Đông.
Một ASEAN đồng thuận được mong chờ khi thực tế địa chính trị đã ngăn cản tổ chức này đưa ra một tuyên bố chung về phán quyết của Tòa Trọng tài. Trong hai tuần ngắn ngủi, đây là lần thứ hai ASEAN thất bại trong việc tìm ra tiếng nói chung.
Malaysia đang phải đối mặt với một tình thế khó xử: dung hòa mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất nhưng kèm theo một thực tế khó chịu là đối tác đó đồng thời cũng chính là mối đe dọa ngày càng lớn về an ninh.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông và triển khai máy bay tuần tra Bãi cạn Scarborough; Philippines bác đề nghị đàm phán có điều kiện của Trung Quốc; Canada khẳng định phán quyết của Tòa có giá trị ràng buộc; Úc tiếp tục hoạt động tuần tra ở Biển Đông.
Phán quyết đặt ra một tiền lệ pháp lý quan trọng cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trên các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Vì các cấu trúc trong quần đảo Hoàng Sa cũng tương tự như ở Trường Sa về quy mô và tính chất.
AMM 49 ra Tuyên bố bày tỏ quan ngại về tranh chấp Biển Đông; Trung Quốc chiếu video tuyên truyền về Biển Đông; Việt Nam phản đối việc quan chức Đài Loan ra khu vực Ba Bình; Philippines khẳng định phán quyết của Tòa là cơ sở đàm phán ; Mỹ - Nhật - Úc hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa.
Trung Quốc triển khai máy bay tuần tra chiến đấu ở Biển Đông; Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng nghĩa trang tại Hoàng Sa; Philippines khuyến cáo ngư dân tạm thời tránh bãi cạn Scarborough; Tổng thống Mỹ kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của Tòa; Indonesia, Malaysia, Philippines đạt thỏa thuận tuần tra chung trên biển.
Sau khi Tòa Trọng tài ở La-Hay ra phán quyết về vụ kiện ở Biển Đông, giới học giả, báo chí, nhà phân tích và những người trực tiếp làm công tác đối ngoại và quan hệ quốc tế Indonesia đã ký vào một bức thư kiến nghị, bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đối với phán quyết của Tòa để đệ trình lên Tổng thống Joko Widodo.
Trái với tất cả những đồn đoán về bất đồng, ASEAN đã đưa ra được tuyên bố chung tại AMM 49, trong đó có đề cập tới những tranh chấp đang diễn ra tại Biển Đông giữa bốn nước thành viên với Trung Quốc. ASEAN đã vượt qua “bài kiểm tra” đầy khó khăn đầu tiên trên cương vị một cộng đồng mới.