Biển Đông năm 2015 tiếp tục chứng kiến căng thẳng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở quy mô chưa từng có. Hành động thay đổi nguyên trạng này đang phương hại tới môi trường hòa bình, ổn định, khiến các nước hết sức quan ngại.
Rất có thể ông Duterte, người đã hứa sẽ thực thi một chính sách đối ngoại độc lập, sẽ quyết định bước đi tiếp theo dựa trên bản chất của phán quyết và cái mà ông coi là lựa chọn thực tiễn nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia Philippines và tránh xung đột với Trung Quốc.
Tòa ra phán quyết vụ kiện Philippines vào ngày 12/7; Trung Quốc ngang nhiên tập trận ở Hoàng Sa; Indonesia tăng cường hoạt động khẳng định chủ quyền ở Natuna; Campuchia tiếp tục phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài.
Trên cơ sở phân những quan điểm pháp lý của Trung Quốc về vụ kiện lên Tòa Trọng tài, nhiều khả năng một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ được đưa ra. Như vậy, sau phán quyết, Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao và Mỹ cần có những bước đi cần thiết nào để bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ đồng minh và duy trì ảnh hưởng tại khu vực?
Về nội dung, để khởi kiện được ra Toà Trọng tài , các tranh chấp mà Philippines khởi kiện phải là tranh chấp về giải thích và thực hiện UNCLOS và không thuộc các ngoại lệ mà Toà Trọng tài không có thẩm quyền.
Bảy điểm mà toà chấp nhận có thẩm quyền là các điểm liên quan đến quy chế của đảo, cụ thể là các thực thể được yêu cầu xem xét là đảo đá nên không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý; vấn đề nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường; vấn đề đánh bắt cá của ngư dân Philippines tại bãi Hoàng Nham do bị Trung Quốc cản trở; nghĩa vụ phải đảm bảo an toàn khi đi lại trên biển.
Tháng 2/2013 Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, vụ việc rất được báo chí quan tâm và theo dõi sát sao và dự kiến Tòa sẽ ra phán quyết trong quý II/2016. Bài viết sau đây sẽ giải thích về cơ chế mà Philippines sử dụng để khởi kiện Trung Quốc, những nội dung đang được tòa xét xử, ý nghĩa cũng như những hạn chế của vụ kiện do Philippines khởi xướng đối với tranh chấp Biển Đông.
Càng gần đến ngày Toà trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Philippines-Trung Quốc, diễn biến chính trị liên quan đến vụ kiện đang ngày càng nóng lên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào cuối tháng 5/2016 đã tuyên bố số nước ủng hộ quan điểm của Trung Quốc đối với vụ kiện là hơn 40 nước. Sự thực như thế nào?
Trước quán quyết của với Tòa án Trọng tài thường trực ở Hague (Hà Lan) về vụ kiện biển Đông do Philippines khởi xướng, một mặt trận thông tin-tuyên truyền được Trung Quốc triển khai ồ ạt. Vào ngày 25/5/2016, một báo cáo của Tân Hoa Xã (Xinhua) khẳng định chiến dịch truyền thông về vấn đề biển Đông đã được phát động toàn cầu.
Một trong những kịch bản có nhiều khả năng xảy ra là Trung Quốc sẽ đối đầu trực tiếp với các quốc gia khu vực và Mỹ, có thể thiết lập ADIZ ở Biển Đông, cải tạo các thực thể đang chiếm đóng hoặc chưa bên nào chiếm đóng, vẽ những đường cơ sở quanh các thực thể tại quần đảo Trường Sa.