Xu hướng sụt giảm nghiêm trọng giá dầu không đảo chiều sẽ dẫn đến những vấn đề bất ổn về chính trị và kinh tế trong năm 2015. Đó là sự phát triển mạnh của Nhà nước Hồi giáo (IS), sự bất ổn tại các nước Ả Rập, cạnh tranh lãnh thổ và dầu mỏ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và với Nhật Bản tại khu vực Châu Á.
Năm 2015, vấn đề Biển Đông sẽ chiếm vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của các cường quốc, thể chế khu vực. Trước tình hình đó, Giáo sư Carlyle A. Thayer đưa ra một số nhận định về hành động của các quốc gia liên quan, khuyến nghị đối sách thực hiện cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Theo nhiều phương diện, tình hình tại Đông Á hiện nay giống như Châu Âu trước Chiến tranh thế giới I, khi các cường quốc Châu Âu đang trỗi dậy thách thức các cường quốc cũ. Khả năng một cuộc chiến tranh tại Châu Á liệu có xảy ra?
Sau 8 năm, một cuộc họp có tầm cỡ hết sức quan trọng liên quan công tác đối ngoại đã diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 29/11/2014 với sự tham dự của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và 6 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị.
Trong năm 2014, hoạt động đối ngoại của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á đã gặt hái được nhiều thành công. Trung Quốc đã cố gắng tạo ra bản sắc riêng trong chính sách ngoại giao mang tính nước lớn của mình, và đã đưa "thập niên vàng" trong hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á lên một nấc mới, với tên gọi "thập niên kim cương".
Cuộc khủng hoảng kinh tế mà Nga đang phải đối mặt có thể còn nghiêm trọng hơn những biểu hiện bên ngoài. Ngày 22/12/2014, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cảnh báo Nga "đã hoặc đang bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện", trong đó năm 2015 sẽ là lúc "hiện rõ tất cả những mối đe dọa đối với nước Nga".
Trong khuôn khổ cuộc Đối thoại chiến lược song phương thường niên lần thứ 5 giữa Mỹ và Philippines diễn ra tại thủ đô Manila (Philippines) ngày 20-21/1/2015, Manila và Washington đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh mở rộng các hoạt động tại các khu vực đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục chính sách đối đầu với Nga ở châu Âu và không gian hậu Xô-viết trong bối cảnh sức mạnh, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các chính sách của châu Âu.
Khi Tổng thống Bill Clinton mất quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện năm 1994, “Thông điệp Liên bang” ngay sau đó của ông có cách tiếp cận mang tính hòa giải. Tuy nhiên, Tổng thống Barack Obama lại có cách tiếp cận ngược lại. Thay vì tìm kiếm sự hòa giải với phe đối lập, ông lại "tuyên chiến" với chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những quyết sách của nhà lãnh đạo này về đối nội, đối ngoại luôn là đề tài bán tán sôi nổi của giới truyền thông trong và ngoài Trung Quốc.