-(Thanhnien 17/3) Những lo ngại mới trên biển Đông: Liên tục tuyên bố không gây hấn nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn không ngừng triển khai các hoạt động gây quan ngại trên biển Đông. -(RFI 16/3) Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa: Bắc Kinh có một loạt hành vi xâm phạm chủ quyền: tập đoàn dầu khí quốc doanh CNOOC gọi thầu thăm dò dầu khí, tập trận bắn đạn thật và đua thuyền.
Tạp chí "Nhà Kinh tế" gần đây đăng bài của ông Robert Beckman, giáo sư luật quốc tế của trường Đại học Quốc gia Xinhgapo, phân tích một số vấn đề đằng sau các tranh chấp đang diễn ra tại Biển Đông. Ví dụ tiêu biểu được nêu ra ở đây là tranh chấp giữa Trung Quốc và Philíppin.
Mạng “Thời báo hoàn cầu” vừa tổng hợp và trích đăng nội dung chính của buổi thảo luận xung quanh chủ đề “Trọng điểm chiến lược Mỹ dịch chuyển về phía Đông và an ninh Trung Quốc” do Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc thực hiện, trong đó phần lớn ý kiến cho rằng Bắc Kinh cần tìm kiếm liên minh để đối phó với chiến lược của Oasinhtơn.
Mạng Stratfor của Mỹ gần đây cho rằng, dù vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma gặp nhiều khó khăn, làm cho quan hệ Mỹ - Nhật nguội lạnh, nhưng do những yêu cầu cấp bách về địa chính trị và lợi ích chung, quan hệ đồng minh giữa Tôkyô và Oasinhtơn sẽ vẫn mạnh mẽ.
Trong cuộc bầu cử năm 2009, ứng cử viên Barack Obama đã đưa ra nhiều hứa hẹn, nhất là đối với các xã hội châu Âu, Ixraen hay Arập Hồi giáo. Một số người coi ứng cử viên ông Obama như chúa cứu thế, số khác lại coi những hứa hẹn của ông giống với chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm George W. Bush.
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ đã tuyên bố về sự trở lại của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, liệu đây có phải là chiến lược lớn mới hay chỉ là một sự hùng biện chính trị trong năm bầu cử tổng thống Mỹ?
Bài viết trên tạp chí của BNG TQ: Việc Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường phối hợp, hợp tác hơn đã cho thấy ý nghĩa chiến lược và toàn cầu của mối quan hệ này. Thách thức nhất hiện nay là phải có đột phá trong quản lý kinh tế thế giới và giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.
Bài trên trang China.com cho rằng trong vấn đề Biển Đông, tuy bề ngoài Trung Quốc chưa có hành động, nhưng thực chất nước này đang âm thầm lặng lẽ bố trí lực lượng quân sự để tăng cường răn đe và kiểm soát tình hình khi có xung đột.
Theo nhận xét của các chuyên gia, với quyết định dời hội nghị thượng đỉnh G-8 từ Chicago đến Trại David, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chứng tỏ mong muốn nối lại và phát triển quan hệ Nga-Mỹ.
Trung Quốc tăng cường nỗ lực ngoại giao vừa trấn an các nước láng giềng, vừa củng cố yêu sách tại Biển Đông. Mặc dù phương thức song phương là chủ đạo, nhưng tại sao nước này lại đàm phán hai thỏa thuận với ASEAN trong hai thập kỷ qua? Mục tiêu là duy trì nguyên trạng?