Và với tầm quan trọng sống còn của Ấn Độ Dương đối với nền kinh tế của cả hai nước, có thể thấy rằng Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục dành những khoản ngân sách lớn nhằm nâng cấp tiềm lực của mình để luôn ở trong vị thế sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống quân sự nào.
Năm 2014 được đánh giá là một năm thành công của ngoại giao Trung Quốc. Để tiếp nối các thành công này không phải là một câu chuyện dễ đối với Trung Quốc trong năm 2015, nhất là khi chúng ta xét đến nhũng thách thức tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu và các vấn đề an ninh đang nảy sinh. Sau đây là 4 thách thức mà Trung Quốc sẽ phải xử lý hết sức khéo léo và kiên trì trong năm nay
Yêu sách mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông, được phân định một cách mơ hồ bởi các nét đứt với cái gọi là "đường chín đoạn", đã dẫn đến làn sóng phải đối ngày càng gia tăng từ nhiều nước liên quan trong thời gian vừa qua.
Điều quan trọng là Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi đã đột ngột nổi lên trong nhận thức chiến lược toàn cầu.
Bất chấp những tiến bộ về kinh tế và quân sự, Trung Quốc vẫn chỉ được nhìn nhận là một cường quốc đang "trỗi dậy" chứ không phải đã "nổi lên".
Các nhà phân tích cho rằng sự "thắm thiết" trong quan hệ Nga-Trung hiện nay khó có thể trường tồn, do hai nước không có mấy lòng tin về chiến lược của nhau.
Trong vấn đề Biển Đông, một loạt các chủ thể an ninh biển của Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình hành động của riêng mình nhằm hưởng lợi từ việc Trung Quốc bảo vệ các quyền lợi trên biển. Những hành động này có tính tự phát hơn là mang tính hệ thống, gây khó khăn cho các nước láng giềng và làm tăng thêm quan ngại về mục đích chiến lược Trung Quốc.
Dựa vào luận điểm và bằng chứng được mà các bên yêu sách đưa ra cùng các quy tắc chung của luật quốc tế có liên quan tới việc thụ đắc lãnh thổ, báo cáo của Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ do Đại tá Hải quân Mỹ Raul Pedrozo làm tác giả đã kết luận rằng Việt Nam rõ ràng có các yêu sách thuyết phục hơn Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông.
“Con đường tơ lụa” cổ xưa đang được khôi phục với hy vọng rằng nó sẽ dẫn dắt “Giấc mộng Trung Hoa”. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn do những mối nghi ngờ về tham vọng chính trị của Trung Quốc, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của các nước có những tuyến đường đó đi qua.
Các con đập của Trung Quốc trở thành một mối lo ngại cho tương lai của dòng sông Mekong và cho hàng triệu người phụ thuộc vào nó. Hiện Trung Quốc đang im lặng một cách khó hiểu về những sự thay đổi khác thường, phá vỡ kỷ lục đang tàn phá sông Mekong hùng vĩ trong những tháng gần đây.