Sáng kiến này đang dấy lên hy vọng, cũng như hoài nghi về những gì Trung Quốc đang thực hiện. Liệu nó có trùng khớp với các mục tiêu đối ngoại của Trung Quốc như đa cực, không bá chủ, an ninh chung…, hay nhằm thách thức sự bá chủ của Mỹ và viết lại các quy tắc của cấu trúc địa chính trị và kinh tế toàn cầu?
Các dự án cải tạo đảo và xây dựng quy mô lớn và chưa có tiền lệ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa khi hoàn tất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tranh chấp giữa các bên và cạnh tranh giữa các cường quốc ở Biển Đông.
Những nỗ lực của Philippines nhằm buộc Trung Quốc phải chấp nhận Trọng tài quốc tế trọng vụ kiện ở Biển Đông nhiều khả năng sẽ thất bại và sẽ gây phản tác dụng. Hai vấn đề chính là thẩm quyền và khả năng thực thi phán quyết của Tòa.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ngày 4/12 đăng khuyến nghị về chương trình nghị sự cần ưu tiên giải quyết của tân Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ. Các chuyên gia đã đề cập đến 7 vấn đề trong đó có 4 vấn đề chức năng của Bộ Quốc phòng Mỹ và 3 vấn đề khu vực.
Những ngày đầu tháng 12/2014, Philippines và Việt Nam oằn mình phòng chống siêu bão Habupit. Trên Biển Đông, một cơn bão khác đang tích điện và sẽ tạo ra những hệ quả khó lường cho các chính trị gia. Cơn bão chính trị - pháp lý tranh giành quyền ảnh hưởng trên Biển Đông.
Trung Quốc thúc đẩy Con đường Tơ lụa trong số các sáng kiến về chính sách đối ngoại nhưng lịch sử lại không hề giản đơn như thế. Có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch quảng bá dựa trên lịch sử của Trung Quốc, đó là lịch sử đã bị bóp méo.
Nằm trong loạt bài được ấn bản bởi Phòng các vấn đề Đại dương và Vùng cực, Văn phòng đặc trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ, bài nghiên cứu phân tích các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, cụ thể là yêu sách “đường lưỡi bò” bao quanh các đảo và vùng biển tại Biển Đông.
Trong bài viết phản bác các lập luận thiếu khách quan của TS. Mark Valencia, tác giả Dương Danh Huy cho rằng nếu một quốc gia viện dẫn luật quốc tế để biện hộ cho lập trường của mình, trong khi lại tránh né việc đưa lập trường đó ra phân xử tại tòa thì việc sử dụng luật pháp quốc tế như vậy chỉ là lời nói, không xứng đáng có được sự ủng hộ từ phía...
Trung Quốc chắn chắn sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với một nước Mỹ nhìn nhận nghiêm túc về vị thế bá chủ ở Châu Á. Quả thực, nếu có thể gây dựng nên một cán cân quyền lực có lợi cho mình, Washington sẽ bắt đầu nhìn thấy một số dấu hiệu mong muốn hợp tác từ Bắc Kinh
Ông Tập Cận Bình phải duy trì sự cân bằng cực kỳ tinh tế giữa hợp tác quốc tế và một chính sách đối ngoại theo đường lối cứng rắn. Tuy nhiên, một khi ưu tiên của Trung Quốc vẫn là trở thành một siêu cường, thì việc tăng cường quốc phòng và bảo vệ tài nguyên sẽ được ưu tiên.