08/01/2015
Điều quan trọng là Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi đã đột ngột nổi lên trong nhận thức chiến lược toàn cầu.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã được nâng lên tầm cao mới và đáng hoan nghênh vào giữa năm 2014, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi. Các khuynh hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã có bước nhảy vọt và lấy lại đà phát triển sau một thập niên tê liệt. Điều quan trọng là Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi đã đột ngột nổi lên trong nhận thức chiến lược toàn cầu. Trong vòng 6 tháng, Ấn Độ đã tiếp đón nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu từ Nga, Trung Quốc, Mỹ. Bên cạnh đó, Thủ tướng Modi đã có các chuyến thăm thành công tới Nhật Bản, Mỹ và Australia.
Các nhà lãnh đạo thế giới đánh giá rằng Ấn Độ dưới thời ông Modi, sẽ tạo nên sự quyết đoán và năng động hơn trong chính sách kinh tế và đối ngoại. Các nước lớn thường đánh giá chính sách ngoại giao tiềm năng của một nước dựa trên hai yếu tố: thứ nhất về lãnh đạo chính trị của nước đó, trong đó sự năng động, quyết đoán về chính sách là nhân tố quan trọng nhất; yếu tố thứ hai là sự ủng hộ chính trị trong trong nước, cùng với sự tin tưởng của người dân về khả năng nhà lãnh đạo sẽ đưa họ tới một tương lai tươi sáng. Cả hai yếu tố này ông Modi đều ghi điểm cao, thậm chí ngay cả trước khi trở thành Thủ tướng Ấn Độ.
Ấn Độ đã có quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, song việc theo đuổi mối quan hệ này không có đà phát triển trong thập niên qua. Điều này kết hợp với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế đã khiến các nước lớn thiếu quan tâm thích đáng tới Ấn Độ. Tuy nhiên, từ khi chính phủ mới lên cầm quyền, Ấn Độ đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại. Đánh giá các sáng kiến chính sách đối ngoại của Thủ tướng Modi trong những tháng qua (kể từ khi lên cầm quyền ngày 26/5/2014), cần xoay quanh ba mục tiêu chính, gồm (1) nâng quan hệ chiến lược với các nước lớn lên mức cao hơn và do đó tạo điều kiện cho Ấn Độ nổi lên thành “người chơi toàn cầu chủ chốt”, củng cố sự thừa nhận Ấn Độ như một thế lực khu vực. (2) Tái sắp xếp bàn cờ khu vực Nam Á, củng cố vai trò có ảnh hưởng bao trùm tại khu vực. (3) Nhờ có sức bật của kinh tế, các nước lớn đã tăng đầu tư vào Ấn Độ, đồng thời khuyến khích các nước láng giềng hợp tác kinh tế với Ấn Độ vì lợi ích chung về cả an ninh và kinh tế.
Những lực đẩy mạnh mẽ trong chính sách ngoại giao của Thủ tướng Modi trong nửa cuối năm 2014 đã khiến Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia điều chỉnh ưu tiên ngoại giao của họ với Ấn Độ. Trong 6 tháng qua, Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) từ các nước lớn vào Ấn Độ đã tăng lên và hiện Ấn Độ có tầm quan trọng trong những tính toán chiến lược của họ.
Ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Modi là các nước láng giềng liền kề tại Nam Á, thể hiện qua việc ông mời tất cả lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) tới tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 5/2014. Đây là hành động chưa có tiền lệ của bất kỳ Thủ tướng nào tại Ấn Độ và thực tế tất cả lãnh đạo khu vực, kể cả Pakistan, đều hưởng ứng tích cực. Điều này thể hiện vị thế của Ấn Độ trong khu vực. Đà quan hệ với láng giềng tiếp tục được duy trì qua các chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Bhutan và Nepal, cũng như chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ tới Bangladesh.
Cuối năm 2014, quan hệ của Ấn Độ với các nước thành viên SAARC được củng cố, trừ Pakistan. Nếu Thủ tướng Modi có thể duy trì được đà này thì cuối cùng Pakistan sẽ không thể đứng một mình, buộc phải thừa nhận Ấn Độ như một thế lực nổi trội trong khu vực và phải điều chỉnh chính sách của họ đối với Ấn Độ. Về lĩnh vực kinh tế, sau hơn 6 tháng Thủ tướng Modi lên nắm quyền, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã có sự bứt phá. Nhiều tổ chức toàn cầu dự đoán tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đang trên đà đi lên.
Thành công về chính sách đối ngoại của Ấn Độ còn phải trải qua cuộc sát hạch cam go xem liệu New Delhi có thể thành công trong việc thúc ép các đối thủ quân sự lớn, như Trung Quốc, Pakistan thay đổi chiến lược, từ đối đầu quân sự sang cùng tồn tại hòa bình hay không. Có thể nhận thấy kể từ khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, Trung Quốc đã tỏ thái độ muốn cộng tác với Ấn Độ. Nếu Trung Quốc tiếp tục xu hướng quan hệ này, thì có thể Pakistan cũng buộc phải thay đổi thái độ thù địch với Ấn Độ.
Ấn Độ trong năm qua cũng thu được thành công đáng kể trong việc mở rộng ảnh hưởng chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thủ tướng Modi đã bật tín hiệu cho cộng đồng quốc tế rằng Ấn Độ đã sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định tại châu Á và khu vực Ấn Độ Dương.
Theo “SAAG”
Hương Trà (gt)
Tháng 1 năm 2020, sau khi biết tin về bệnh “viêm phổi không rõ nguyên nhân” ở Vũ Hán, Trung Quốc, chính phủ và dư luận Hàn Quốc đã bắt đầu chú ý đến sự phát triển và tác động của dịch bệnh này.
Những diễn biến tại Ấn Độ, Nhật Bản và Hong Kong đã đưa ra những bài học ý nghĩa cho cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người coi chủ nghĩa dân tộc mang bản chất hiếu chiến và những người nhìn nhận chủ nghĩa dân tộc có thể mang tính nhân dân.
Chính phủ mới của Úc - mà đứng đầu là tân Thủ tướng Malcom Turnbull - sẽ rất khác so với chính phủ tiền nhiệm dù họ đều cùng thuộc liên minh Tự do-Dân tộc. Tuy nhiên, việc vẫn còn các lực lượng bảo thủ trong đội ngũ đồng nghĩa với việc sẽ chưa thể có ngay những thay đổi lớn mang tính định hướng trong...
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều nhà phân tích và nhà bình luận đã nhắc tới một cuộc khủng hoảng kinh tế thật sự hoặc đang dần hiện ra ở Nga. Nhiều người so sánh những diễn biến gần đây, và đặc biệt là khả năng tình hình còn xấu hơn nữa trong năm nay, với cuộc khủng hoảng kinh tế Nga tháng 8/1998.
Với việc hạ thủy tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên mới đây, Ấn Độ thông báo họ đã gia nhập Câu lạc bộ gồm rất ít nước có khả năng này.
Châu Á có dân số đông nhất trên thế giới. Khu vực này hiện nay phát triển mạnh về cả kinh tế và quân sự. Vấn đề an ninh hàng hải là trọng tâm trong việc đảm bảo an ninh kinh tế của mỗi quốc gia Châu Á, điều này dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh về những khả năng quân sự trên biển.