Phải đương đầu với một Trung Quốc sôvanh và quyết tâm thay đổi cả cán cân quyền lực lẫn các quy tắc hành xử quốc tế được thiết lập từ lâu theo hướng có lợi cho mình, nhiều nước cảm thấy bị đe dọa
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cuối cùng đã được thành lập. Tuy nhiên liệu điều đó có biến những mong muốn của khối thành hiện thực khi mà nhân tố Trung Quốc luôn chi phối và gây chia rẽ ASEAN, sự khác biệt về văn hóa, chính trị và thái độ “chờ xem” hay “chỉ nói mà không làm” đang bị coi là đặc trưng cho cái gọi là cách vận hành của ASEAN.
Tối 12/1 (tức sáng 13/1 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang 2016, thông điệp cuối cùng của ông trên cương vị lãnh đạo nước Mỹ. Nội dung thông điệp lần này hướng tới sự lạc quan và hy vọng, trong đó điểm lại những thành tựu đã đạt được và đề ra các mục tiêu chính sách trong năm tới.
Việt Nam đang gia tăng tốc độ hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình trong chương trình tái trang bị vũ khí quân sự lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Ấn Độ nên quên đi Nam Á hay Ấn Độ Dương là một khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình, mà hãy tập trung vào lợi ích an ninh chính đáng của minh cũng như khuyến khích các đối tác trở thành các bên đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.
Việc 4 thành viên ASEAN tham gia TPP, trong khi các thành viên còn lại không tham gia TPP có khả năng sẽ gây ra ba tác động đến tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN gồm: (i) Chệch hướng thương mại và đầu tư; (ii) Tăng khoảng cách giữa các quốc gia; (iii) Gây ra những nghi kỵ giữa các nhà lãnh đạo ASEAN.
Năm 2016, tất nhiên Nga vẫn đủ cả tiềm lực, cả quán tính kinh tế, do đó không phải lo ngại những thay đổi lớn sẽ đến
Năm 2016, Mỹ vẫn là nền kinh tế mang đặc trưng ổn định thống trị, vì vậy, một khi thế giới xảy ra sự kiện “thiên nga đen”, hoặc bất ổn địa chính trị bùng phát, “cơn sốt tài sản đồng USD” sẽ một lần nữa nóng lên
2016 sẽ là một năm không dễ dàng đối với nền kinh tế thế giới. Những kẻ thua cuộc chính có thể sẽ là Nga, Brazil và Trung Quốc, và người được hưởng lợi là Mỹ, Iran và Argentina.
Những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng từ sự sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đối với kinh tế Mỹ là chủ đề được nêu bật trên các trang báo của Mỹ. Đáng chú ý là các bài viết trên 3 tờ báo có lượng phát hành lớn nhất ở Mỹ- The New York Times, The Wall Street Journal, và USA Today.