Để có thể thành công, Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở buộc phải thuyết phục được các lãnh đạo trong khu vực rằng Hoa Kỳ đang xây dựng một trật tự khu vực đáng để tham gia. Quan trọng nhất là việc các nguyên tắc và ý tưởng mang tính khả thi và Hoa Kỳ phải chứng minh được sự sẵn sàng cũng như khả năng thực hiện tầm nhìn của họ.
Nhật Bản đã giao thương với Mông Cổ từ thế kỷ 13 thông qua con đường tơ lụa cổ xuyên Á-Âu và hiện nước này là nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của Mông Cổ. Trong khi đó, Trung Quốc là một trong những đối tác gần gũi và lớn nhất của Mông Cổ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Đối với Nga, Indonesia lâu nay là một địa bàn tiềm năng nhưng không được chú trọng trong chính sách Hướng Đông của Nga. Tuy nhiên, từ năm 2012, Nga đã rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ với các quốc gia châu Á, trong đó có Indonesia.
Mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách của Ấn Độ về Biển Đông. Việt Nam và Ấn Độ đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Dự án thế kỷ" của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể giúp một số nền kinh tế nhưng cái giá chính trị những nước này phải trả là vô cùng lớn. Theo đó Mỹ và các nước phương Tây cần tham gia sáng kiến này, không nên để Trung Quốc "một mình một ngựa" vẽ ra "một trật tự thế giới mới" trong đó Trung Quốc sẽ nắm vai trò dẫn dắt.
Với việc đã xây dựng 6 đập lớn ở thượng nguồn và dự kiến xây mới 21 đập khác, năng lực của Trung Quốc trong việc trữ và xả nước trong suốt mùa khô và trong thời gian hạn hán chắc chắn sẽ tăng lên.
Trên thực tế, Trung Quốc đã không thoát khỏi sự sụp đổ năm 2008. Họ chỉ trì hoãn nó – cho đến hiện nay. Do đó, dường như Bắc Kinh đang làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu một lần nữa. Lần nay, nạn nhân lớn nhất sẽ là Trung Quốc.
Một quan chức hàng đầu và một cố vấn của Chính phủ Myanmar cho biết nước này đã thu nhỏ quy mô dự án xây cảng nước sâu do Trung Quốc tài trợ ở bờ biển phía Tây Myanmar, giảm đáng kể kinh phí của dự án do lo ngại nó có thể khiến quốc gia Đông Nam Á này gánh thêm nợ.
-(ABS-CBN 8/8) Singapore asserts rule of law to calm SCS tensions, saying even parties without claims to the waters are affected when tensions escalate. -(The Australian 7/8) China ‘moves to limit US influence’ in SCS code negotiations: The draft reportedly includes a proposed clause from China that countries should not hold joint military exercises with countries from outside the region.
Xung đột lớn sẽ diễn ra trên 3 đấu trường lớn: Châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông. Những dự đoán này có vẻ cực đoan, thậm chí là kỳ cục đối với những bạn đọc từ hàng thập kỷ nay quen với sự ổn định tương đối của thế giới. Tuy nhiên, cần phải nhớ nhiều điểm cốt yếu đã diễn ra trong lịch sử.