Tàu HQ 379 và HQ 280 của Việt Nam

Một báo cáo của Reuters, "Việt Nam xây dựng sức mạnh quân sự để đối mặt với Trung Quốc," đăng tải vào ngày 18/12/2015 cho biết, Hà Nội đang tìm cách "ngăn chặn" Trung Quốc khi căng thẳng gia tăng đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Bài báo khẳng định, nếu không thành công, Việt Nam đang nhanh chóng chuẩn bị "để có thể tự bảo vệ mình trên mọi mặt trận".

Các sĩ quan cao cấp và các nguồn khác ở Hà Nội nói với Reuters rằng chiến lược của Việt Nam đã "vượt qua kế hoạch dự phòng" đến sự chuẩn bị quy mô đầy đủ cho chiến tranh. Các đơn vị quân đội chính, bao gồm sư đoàn  bảo vệ vùng núi phía bắc, đã được đặt trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu cao độ" để chống lại bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ. Một đoạn phim kèm theo bài báo lưu ý rằng, về lịch sử "Việt Nam đã xác định chính mình" bằng cách tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại các nước lớn hơn, và "bây giờ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tiếp theo." Trong thực tế, Việt Nam đang chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh với sự giúp sức của Hoa Kỳ - nước đã tiến hành một cuộc chiến tranh thuộc địa kiểu mới đối với Việt Nam trong những năm 1960 và 1970.

Cùng với các phương tiện truyền thông chỉ trích Trung Quốc gia tăng hành động hiếu chiến ở Biển Đông, Reuters miêu tả sai lầm việc xây dựng quân đội của Việt Nam để phòng thủ. Khẳng định rằng "bước ngoặt" là vị trí của một giàn khoan dầu của Trung Quốc, tháng 5 năm 2014, "chỉ 80 hải lý" từ bờ biển của Việt Nam. Tranh chấp leo thang thành một cuộc đối đầu nguy hiểm giữa tàu Trung Quốc và bảo vệ bờ biển Việt Nam.

Mỹ nhanh chóng can thiệp vào cuộc xung đột, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki cho rằng vị trí của giàn khoan là "khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực."

Từ năm 2007, các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ đến cảng Việt Nam đã trở thành một nét thường xuyên của  quan hệ quân sự, cùng số lượng các cuộc tập trận chung ngày càng tăng.

Chính quyền Obama đang cần mẫn nỗ lực để tăng cường can dự chiến lược với Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và chính phủ Việt Nam đã ký một tuyên bố Tầm nhìn chung trong tháng 7/2015, theo đó Mỹ sẽ huấn luyện quân đội Việt Nam tham gia "hoạt động gìn giữ hòa bình" Liên Hợp Quốc.

Carter cam kết cung cấp cho Việt Nam 18 triệu USD để mua hai tàu tuần tra Mỹ chế tạo, như một khúc dạo đầu cho sự hợp tác sản xuất vũ khí, cung cấp thiết bị quốc phòng, tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng quân sự của Nga. Điều này diễn ra sau một quyết định của Mỹ trong tháng 10/2014 dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí hàng hải cho Việt Nam. Trong tháng 7/2015, Tổng thống Obama đã gặp gỡ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) Nguyễn Phú Trọng. Cuộc gặp tuyên bố một cam kết chung đối với nhu cầu "tự do hàng hải" của Mỹ.

Mỹ và đồng minh khu vực chính Nhật Bản đang tìm cách tăng cường khả năng quân sự của Việt Nam và các nước khác ở châu Á để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý tổ chức tập trận hải quân chung lần đầu tiên trong tương lai gần, dự kiến một tàu chiến của Nhật Bản dự kiến ​​sẽ tới thăm căn cứ hải quân chiến lược tại Vịnh Cam Ranh.

Các thủy thủ Việt Nam cũng đang đào tạo chiến tranh dưới nước tại Trung tâm tàu ​​ngầm Satavahana INS của Ấn Độ. Cùng với một loạt các thỏa thuận kinh tế, thương mại và quốc phòng được ký kết bởi các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước trong tháng 11/2014, Ấn Độ tham gia vào các dự án năng lượng với Việt Nam ở Biển Đông, bao gồm cả trong khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, trong khi đồng thời cung cấp một 100 triệu USD tín dụng cho Việt Nam để mua thiết bị quân sự.

Trong những tháng gần đây, bốn trong sáu chiếc tàu ngầm vũ trang hạng nặng mua từ Nga bắt đầu tuần tra trên Biển Đông. Đội tàu dự kiến ​​sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2017. Lực lượng hải quân cũng mua tàu của Nga được thiết kế trang bị tên lửa chống tàu, cũng như 2 tàu khu trục, 6 tàu hộ tống và 18 tàu mang tên lửa tấn công nhanh. Tàu mới sẽ có vũ khí chống tàu ngầm tăng cường. Lực lượng bảo vệ bờ biển đã được củng cố pháo chống tàu.

Không quân Việt Nam vận hành 30 máy bay tiêm kích-ném bom Nga cung cấp, tuần tra các căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa. Lực lượng Phòng không đã được nâng cấp và mở rộng với hệ thống radar cảnh báo sớm của Israel và tên lửa đất đối không của Nga. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành với các nhà sản xuất vũ khí của châu Âu và Mỹ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay giám sát không người lái.

Quân đội vẫn duy trì một lực lượng bắt buộc khoảng 450.000 quân. Gần đây đã bắt đầu sản xuất súng trường theo giấy phép của Israel, và đã sử dụng sự giúp đỡ công nghệ của Israel và châu Âu để tái trang bị khoảng 850 xe tăng Nga. Các Bộ luật đã được thông qua năm 2015 kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 18 tháng đến hai năm.

Các lãnh đạo Việt Nam tham gia vào hành động cân bằng tinh tế; trong khi không phải là một đồng minh chính thức của Mỹ, Việt Nam rõ rệt đã nghiêng về Washington, mặc dù có mối quan hệ kinh tế lâu dài với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất. Trong một nỗ lực để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và Singapore trong tháng 11/2015, thúc đẩy sáng kiến "vành đai và con đường" ​​thương mại và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, bao gồm các dự án xây dựng vận tải và nhà máy điện lớn ở Việt Nam, với tài trợ từ Ngân hàng Trung Quốc.

Theo Chiang Rai Times (Thái Lan)

Văn Cường (gt)