Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như châu Á, châu Á mới nổi hay Nam Á, là một thuật ngữ thay thế và không dễ định nghĩa. Trong những năm 1980, thuật ngữ này được dùng để chỉ thành viên của sáng kiến Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), nhưng sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama năm ngoái, dường như bao gồm cả Ấn Độ, ít nhất là trong tư duy chiến lược của Hoa Kỳ.

Trong những thập kỷ vừa qua, không có gì làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu ngoài sự nổi lên của Trung Quốc cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại một số nơi ở châu Á, và đó là lý do dẫn tới việc tái định hướng nền kinh tế toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ chỗ là nơi nhận gia công sản xuất để xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ đa dạng có tính cạnh tranh, nay châu Á đang nổi lên tác động đến thị trường tài chính toàn cầu, mạng lưới sản xuất, giá cả hàng hóa, cùng với ảnh hưởng ngày càng tăng trong chiến lược chính trị toàn cầu. Ngoài Nhật Bản, bốn nước châu Á - Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia nằm trong top 16 nước ở bảng xếp hạng tổng sản phẩm quốc nội của Ngân hàng thế giới. Các nền văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đã được biết đến trên toàn cầu và bổ sung rất nhiều vào nhận thức về sức mạnh mềm.

Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, yếu tố châu Á trong ảnh hưởng chính trị và kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng lên, nhưng sự trỗi dậy của châu Á đòi hỏi kỹ năng công nghệ và chuyên môn để đạt được chuỗi giá trị gia tăng và tránh được bẫy thu nhập trung bình. Các mối quan hệ bất ổn giữa những cường quốc mới nổi với cường quốc đã xác định và giữa các cường quốc mới nổi với nhau, có thể cản trở sự hình thành “thế kỷ châu Á”, mặc dù dự báo về sự bùng nổ của Trung Quốc và sự xuống dốc của Ấn Độ đã chứng minh là sai. Câu hỏi vẫn để mở về việc liệu sự nổi lên của châu Á có khiến châu Á mới nổi tạo thành nhóm các cường quốc thế giới, mặc dù rõ ràng Trung Quốc đã trên đường thực hiện tham vọng này với việc đồng nhân dân tệ của nước này trở thành đồng tiền dự trữ và đồng tiền chính tại Zimbabwe, bên cạnh sáng kiến Một Vành đai Một Con đường, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á và Khu vực Mậu dịch tự do trong sáng kiến ​​châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi các lợi ích của Trung Quốc đã đạt được để trở thành một “nhân vật” toàn cầu thì phần còn lại của châu Á mới nổi chủ yếu là một hiện tượng kinh tế và văn hóa, mặc dù Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore cho thấy, với sự can thiệp đúng mực, các nước đang phát triển có thể bắt kịp với thế giới tiên tiến.

Hầu hết các nước châu Á mới nổi đều dị ứng với quan điểm cho rằng các nước bên ngoài nên quy định các ưu đãi chính sách cho họ, nếu họ không thể hiện hệ tư tưởng thù địch với phương Tây. Qua thời gian các nước này có thể đưa ra quan điểm về tính hiện đại, như đặt câu hỏi về thị trường tự do và dân chủ với mô hình thị trường bán tự do kiểu Trung Quốc độc tài, nhưng hầu như ít có sự tương đồng giữa các nước liên quan. Các nước châu Á mải mê tập trung vào sự khác biệt thay vì tìm những điểm tương đồng với nhau, đặc biệt là ở Nam Á, và thậm chí các nền văn minh cổ xưa lớn như Ấn Độ và Trung Quốc cũng không hề có tầm nhìn chung ngoài Năm nguyên tắc Chung sống Hòa bình và bốn nguyên tắc về quan hệ nước lớn của Tập Cận Bình, là những điều quá mơ hồ để làm cơ sở tạo dựng quan hệ.

Mặt trái của đồng xu là một châu Á mới nổi còn nhiều bất ổn. Với mật độ dân số lớn, tầng lớp trung lưu gia tăng, những lo ngại về khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân, sự căng thẳng giữa các quốc gia và trong nội bộ nhà nước, đói nghèo và biến đổi khí hậu, khu vực này không đạt được thống nhất về chính trị cũng như kinh tế, với hệ thống chính quyền khác nhau, từ cộng sản tới dân chủ tự do. Có rất nhiều tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. Bán đảo Triều Tiên là khu vực trang bị vũ khí nhiều nhất thế giới, Bắc Triều Tiên là một nhà nước vũ khí hạt nhân, và Ấn Độ và Pakistan cũng vậy. Trung Quốc có thể dễ dàng nhận thấy việc tái cân bằng chiến lược của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là chính sách ngăn chặn không lành mạnh. Nếu bùng nổ chiến tranh ở châu Á, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ là khôn lường.

Bản đồ chính trị không giống như bản đồ kinh tế và việc hội nhập châu Á sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, ba nước lớn mà bất kỳ cấu ​​trúc châu Á mới nào cũng sẽ cần phải dựa vào. Nhưng họ đang quá bận tâm các vấn đề trong nước và có quá ít tiếng nói trong các tổ chức toàn cầu. Bất chấp những tranh chấp, các nền kinh tế mới nổi châu Á có khả năng vẫn tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà không có những cuộc phiêu lưu bên ngoài. Ấn Độ và Trung Quốc chiếm một nửa tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, mặc dù nền kinh tế Ấn Độ đang quá đóng cửa và chưa tham gia sâu vào các khu vực thương mại tự do của châu Á. Trung Quốc giữ lãi suất thấp ở phương Tây ngay cả khi việc này cản trở quá trình chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ, đầu tư cao sang tiêu thụ cao hơn, và các quyết định do Nhà nước định hướng đến việc xác định thị trường tự do. Mặc dù dự trữ ngoại hối đạt 7,29 nghìn tỷ $, châu Á mới nổi vẫn phụ thuộc một cách bất thường vào sự tăng trưởng cao để giải quyết vấn đề bất bình đẳng, giảm thiểu suy thoái môi trường, cạnh tranh các nguồn tài nguyên hữu hạn và đảm bảo an ninh lương thực. Sự bùng nổ kinh tế là điều cần thiết đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ngày càng quan trọng đối với cuộc tái bầu cử ở các nước dân chủ như Ấn Độ.

Hợp tác châu Á, như thấy trong Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ARF), các nước ASEAN hay Hiệp hội hợp tác khu vực các nước Nam Á (SAARC) đều dựa trên tinh thần tiêu chí châu Á, nói cách khác, là nền tảng tốt cho hợp tác kinh tế nhưng thiếu mạnh mẽ về các cam kết chính trị. Biện minh về hợp tác “cùng thắng” (win-win) đã không đem lại những điều thông thường cần thiết cho các nước để xây dựng một cấu trúc phù hợp cho sự gắn kết chính trị hoặc giải quyết tranh chấp.

Là một quốc gia mới nổi, lợi ích của Trung Quốc có thể xung đột với lợi ích của những cường quốc xuyên Đại Tây Dương khác, như Mỹ, và sự cạnh tranh nguồn lực toàn cầu cũng như căng thẳng chính trị và quân sự đang tạo ra sự chú ý. Thời đại đứng đầu của Mỹ tại châu Á dương như đang khép lại nhưng Trung Quốc khó có thể thay thế được khi Mỹ đã quyết định tái khẳng định ảnh hưởng của mình ở châu Á. Rất khó để tìm thấy một trục thực sự cho châu Á, và thành phần trung tâm của nó có thể bao gồm các đối tác xuyên Thái Bình Dương, vốn đang lúng túng trong giai đoạn hoàn thiện; cuộc đàm phán trải qua hơn sáu năm và có thể không đạt được sự ủng hộ về chính trị đối với TPP tại Quốc hội Mỹ.

Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ thúc đẩy hợp tác và những lợi ích của hội nhập sâu là quá lớn khiến các đối tác khó mà chống lại nhau. Đồng minh của Mỹ ở châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan, Singapore, và những nước ủng hộ như Việt Nam và Thái Lan, tất cả đều có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc hơn so với Mỹ. Hợp tác chính trị cũng tăng nhờ dòng chảy kinh tế trong khu vực và nhờ đó có những sáng kiến đáng chú ý để giải quyết các bất đồng nhiều thập kỷ qua tại các cuộc họp gần đây giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản với Hàn Quốc và giữa Trung Quốc với Đài Loan.

Giờ đây, hòa nhã với Mỹ, Ấn Độ trở thành một thành viên danh dự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vậy Ấn Độ đứng ở đâu trong kịch bản này? Ấn Độ đã không can dự vào những căng thẳng đang diễn ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lịch sử xung đột Trung Quốc - Nhật Bản và Hàn Quốc - Nhật Bản, các cuộc tranh chấp đảo, việc thống nhất Hàn Quốc hay vấn đề eo biển Đài Loan. Liệu có thể không đặt câu hỏi rằng Trung Quốc là con ngỗng đang bay đem lại động lực cho các nền kinh tế toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà Ấn Độ lại không tạo được động lực gì. Blu mờ bởi xung đột không ngừng với Pakistan, nhưng nhờ có nền chính trị ổn định nên Ân Độ vẫn được các nước như Myanmar và Nepal ngưỡng mộ, nỗ lực đi theo hướng dân chủ. Tuy thu nhập còn thấp, nhưng Ấn Độ đang ở vị trí nhiều thuận lợi, vì không nước lớn nào có thể phớt lờ Ấn Độ. Sự trỗi dậy của Ấn Độ được xem là ôn hòa và tương lai của nước này nhiều hứa hẹn.

Ấn Độ nên duy trì quan hệ thân thiện với các nước lớn, nhưng tránh quá gần với chương trình nghị sự chiến lược của Mỹ, vốn hay thay đổi. Ấn Độ cần tích cực theo đuổi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, kể cả việc tuyên truyền cho công chúng hiểu. Không ở một quốc gia nào trên thế giới Trung Quốc bị đánh giá với sự thiếu hiểu biết và thù địch, với kết quả là mọi hoạt động của Trung Quốc tại Nam Á bị giải thích sai như ở chính trung tâm Ấn Độ. Sẽ không có sự hỗ trợ quốc tế nào cho Ấn Độ trong bất kỳ cuộc xung đột với Trung Quốc hay Pakistan; điều này thôi thúc Ấn Độ nhanh chóng xác định đường kiểm soát với Trung Quốc và tư duy mới về Pakistan, nước đã trở thành "quốc gia không thể thiếu ' với Afghanistan, Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước ở bán đảo Ả Rập. New Delhi không thể mong đợi các nước thứ ba đến kéo hạt dẻ của mình ra khỏi đám cháy. Nên quên đi Nam Á hay Ấn Độ Dương là một khu vực độc quyền ảnh hưởng của Ấn Độ, mà hãy tập trung vào lợi ích an ninh chính đáng của minh cũng như khuyến khích các đối tác trở thành các bên đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Như T.N. Ninan đã khẳng định trong cuốn sách “sự trở lại của Rùa”, tăng trưởng kinh tế là chính sách đối ngoại tốt nhất của Ấn Độ.

Krishnan Srinivasan là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ. Bài viết được đăng trên The Telegraph India.

Văn Cường (gt)