_66570746_66570661.jpg 

Nước Nga bước vào năm 2016 sau hai năm suy thoái (năm 2014 suy thoái không được chính thức công nhận, nhưng có sự điều chỉnh con số). GDP từng đạt 2.150 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bằng không trong năm 2013, đến năm 2015 chỉ còn không quá 1.200 tỷ USD, và theo đánh giá chung của cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nga, năm 2016 sẽ còn giảm hơn nữa. Thu hẹp không đáng kể GDP “tính bằng đồng ruble” (Theo dự báo của Cơ quan Thống kê Nga, GDP năm 2015 sẽ thấp hơn GDP năm 2014 chỉ 3-4%) không thể đánh lừa ai – trong dài hạn chỉ số bằng đồng USD và đồng ruble rồi sẽ trùng khớp nhau, và khác biệt trong đánh giá bằng hai đồng tiền không chỉ gắn với năm 2015, mà với giai đoạn đoạn trước đó, khi dòng thu ngoại tệ từ dầu mỏ đã đẩy tỷ giá ruble lên cao và giảm mạnh GDP Nga tính bằng USD.

Thông tin suy thoái

Để hiểu được những quá trình đang diễn ra tại Nga, và dự báo tình hình năm 2016, cần quay lại quá khứ 15 năm trước đây. Tới năm 2000 Nga đã hình thành mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô, dựa trên việc tập hợp các dòng tiền từ xuất khẩu nguồn tài nguyên nằm trong tay những nhóm người do chính quyền kiểm soát. Sau 12 năm, mô hình này đã trở nên duy nhất và thống trị - tương quan giữa thu nhập ngân sách, tốc độ tăng dự trữ vàng, tốc độ tăng trưởng GDP và ngay cả tỷ giá đồng ruble với giá dầu đã trở nền gần như tuyệt đối.

Một nguyên nhân là do “Căn bệnh Hà Lan” (Căn bệnh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ Căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài dẫn tới sự suy giảm của nguồn lực trong nước). Đây là điều không thể tránh khỏi, dù các biện pháp siết chặt để làm sạch lượng tiền và xây dựng dự trữ ngoại tệ trên 3% GDP. Tiền vẫn rò rỉ vào nền kinh tế qua các khoản đầu tư nước ngoài và tín dụng, nhưng khác với đầu tư và tín dụng trong nước bị đóng băng chủ yếu bằng đồng USD, tiền đó rất đắt đỏ và mang thu nhập ra khỏi nền kinh tế. Tại đỉnh điểm “Căn bệnh Hà Lan”, năm 2013, khoảng cách giữa tỷ giá đồng ruble so với đồng USD ngoài thị trường với tỷ giá hối đoái chính thức lên tới 50%. Song “Căn bệnh Hà Lan” chỉ là một nguyên nhân.

Mặt khác, phát triển kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn do các thể chế bị phá hủy, do tham nhũng, do không có những cơ chế bảo vệ quyền của doanh nhân và nhà đầu tư. Nga đã hoàn tất sự chuyển đổi ngoại tệ thu từ dầu mỏ thành đầu tư và vốn lưu động vốn khá cao trước năm 2008, từ năm 2009 đã bắt đầu giảm mạnh, và đến năm 2012, trong bối cảnh giới kinh doanh hoàn toàn mất hy vọng về dân chủ hóa, đã là dòng chảy đảo ngược – rút vốn và thoái vốn làm tăng mạnh thâm hụt cán cân thương mại.

Ngay cả với dòng thu ngoại tệ từ dầu mỏ và sự hoàn toàn cởi mở trước nhà đầu tư nước ngoài, sau kỳ hồi phục tăng trưởng 2010-2012 GDP của Nga cũng bắt đầu giảm 1,5%/năm do đầu tư bị thu hẹp và chi phí vốn lớn mỗi năm.

Tình trạng độc quyền hóa lan tràn trong nền kinh tế Nga và sự phụ thuộc của nó vào các tập đoàn khổng lồ do nhà nước kiểm soát như Gazprom, Rosneft và Đường sắt Nga đã dẫn đến lạm phát cao đều, chủ yếu do ảnh hưởng của giá dịch vụ dân sinh tăng nhằm thỏa mãn “sự tham lam của các nhà quản lý” ở các tập đoàn độc quyền.

Tin tưởng vào giá dầu cao dài hạn và vai trò không thể thay thế của khí đốt Nga tại châu Âu, Chính quyền Moskva đã giải quyết vấn đề duy trì tỷ lệ ủng hộ trong điều kiện suy thoái một cách đơn giản – tăng đón đầu cả tốc độ tăng trưởng GDP, cả năng suất, lương cho khối ngân sách và nhà nước tăng vọt (chiếm hơn 38% lượng lao động), bằng tăng mạnh chi trả xã hội và bằng chi phí ngân sách không hiệu quả và thiếu cân nhắc. Năm 2013, khi tốc độ tăng trưởng GDP gần như bằng 0 và chất lượng GDP suy giảm đáng kể, đầu tư, xây dựng cơ bản và xuất khẩu đều giảm sút bất chấp giá dầu tăng, lương lao động tại Nga đã tăng ở mức hai con số, còn giá dịch vụ dân sinh tăng hơn 8%. Sự mất cân đối như vậy đã dẫn đến tăng nhập khẩu và thị phần thương mại trong GDP, tới năm 2014 đã chiếm gần 30% (cao hơn Mỹ hai lần).

Sốc và vượt qua sốc

Trong năm 2014, sự sụt giảm giá dầu là một cú sốc, áp đặt một sự trì trệ lâu dài. Mức tiêu thụ quá mức đã phản ứng với cơn sốc, và GDP giảm phần lớn không phải do giá trị sản xuất trong lĩnh vực tài nguyên giảm, mà do điều chỉnh nhập khẩu, chi phí hộ gia đình và các công ty. Chính nó cho phép Nga bước vào giai đoạn lạm phát đình đốn một cách nhẹ nhàng, còn chính sách hợp lý của Ngân hàng Trung ương đã duy trì đủ lượng dự trữ ngoại tệ, cho phép đồng tiền quốc gia mất giá hai lần so với đồng USD, và nhờ đó trong vòng một năm trung hòa được “Căn bệnh Hà Lan”, kéo dài từ năm 2005.

Năm 2015, năm đầu tiên của giá dầu cân bằng, đã đem đến cho Nga sự sụp đổ của tất cả các chỉ số kinh tế ở mức không một quốc gia phát triển nào có thể chịu đựng nổi. Nhu cầu đối với hàng hóa dài hạn giảm gần một nửa, nhập khẩu giảm 35%, kim ngạch thương mại tính bằng đồng ruble giảm gần 12% (tức là nếu tính ra đồng USD thì gấp hai lần, nhưng trong trường hợp này, hoàn toàn không nên đánh giá kim ngạch bằng ngoại tệ), đầu tư nước ngoài từ năm 2014 đã giảm gần như bằng không, và vào năm 2015 đã không tăng.

Suy giảm GDP thực tế dự kiến khoảng 3-4% trong năm 2015 (và nhiều khả năng sẽ là 5%) kết hợp với lạm phát ít nhất là 14-16%, còn về hàng tiêu dùng phi bất động sản và hàng hóa dài hạn (những loại hàng mà nhu cầu nó giảm cho phép giá cả giữ ở mức cũ) lạm phát hơn 30%. Tuy nhiên, Nga không những không rơi vào tình trạng sụp đổ kinh tế, mà còn có đủ dự trữ để duy trì sự ổn định trong khi tiếp tục suy thoái sâu.

Nga đến với năm 2016 khi gần như đã “chai” với hậu quả của cơn sốc giá dầu - dự trữ ngoại hối bằng nhập khẩu hai năm, tỷ giá đồng ruble tương đối ổn định (khi giá dầu ổn định) và lạm phát từ từ giảm dần. Tuy nhiên, kết quả của chính sách kinh tế vô trách nhiệm 15 năm qua đã không mất đi - Nga vẫn là nền kinh tế xuất khẩu tài nguyên thô không được đa dạng hóa, trong đó không có một đầu tàu tăng trưởng đa dạng nào về thể chế, công nghệ và nhân khẩu học.

Vượt qua "cú sốc dầu mỏ", Nga chỉ đơn giản là quay lại xu hướng trì trệ dài hạn, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Thêm vào tình hình năm 2013 với chính sách đối ngoại của mình, Nga đã cản trở các kênh đầu tư tiềm năng và xua đuổi nốt vài nhà đầu tư và doanh nhân ít ỏi, những người vẫn sẵn sàng thử sự đa dạng kinh tế của nước này. Và trong năm 2015 gầy guộc, thặng dư tài khoản vãng lai, thương mại của Nga vẫn dương, nhưng rút vốn và đầu tư sẽ cao hơn khoảng 18-20 tỷ USD.

Năm 2016 hứa hẹn sẽ còn tồi tệ hơn: Chỉ trong tháng cuối năm 2015 Nga đã đặt bên bờ vực phá sản ngành công nghiệp du lịch và vận chuyển của mình, đóng băng một hợp đồng rất lớn của "Rosatom" - nhà sản xuất công nghiệp có công nghệ cạnh tranh cuối cùng ở Nga và đặt danh tiếng quốc tế của Nga vào tình trạng bị nghi ngờ. Nga cũng giáng một đòn vào ngành xây dựng cơ bản, phân biệt đối xử với các nhà đầu tư có danh mục 10 tỷ USD và kỹ thuật xây dựng tốt hơn, và làm suy yếu các cơ sở xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của mình tới miền Nam châu Âu trong tương lai.

Năm đấu tranh

Trong bối cảnh đó, các dấu hiệu điển hình của nền kinh tế Nga vẫn không thay đổi. Trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng trung ương trong nhiều năm đã kết hợp bảo hộ các định chế nhà nước, kiểm soát quan liêu các ngân hàng, tăng giá các ngân hàng… Kết quả là, toàn ngành đạt mức tín dụng trên mỗi nhân viên thấp hơn 5-15 lần so với ở các nước phát triển, thiếu tái cấp vốn kinh niên và tính không minh bạch thực tế trong cán cân thanh toán, do đó ngay cả rút 1% giấy phép trong một tuần cũng không cải thiện được tình hình - Nga bị đe dọa khủng hoảng ngành ngân hàng thứ hai. Trong trường hợp tốt nhất, dự đoán của German Gref (cựu Bộ trưởng Tài chính và Thương mại Nga, CEO của Ngân hàng Tiết kiệm Nga hiện nay) về năm 2016 sẽ thành hiện thực và thêm 10% các ngân hàng sẽ rời bỏ thị trường. Còn tệ nhất - đám cháy sẽ không được kiểm soát gây ra sự sụp đổ của một hoặc hai ngân hàng lớn trong chuỗi tạo sự hoảng loạn và ngưng trệ lớn trong toàn hệ thống.

Trong tất cả các ngành công nghiệp lớn, chỉ số giá thành ở Nga tồi tệ hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, và tình hình này không được sửa chữa, mặc dù đồng ruble đã mất giá. Theo công nhận chính thức của chính quyền, hai chương trình chính, được xem là liều thuốc chữa bách bệnh cho nền kinh tế Nga - "thay thế nhập khẩu" và "xoay chiều sang Trung Quốc" - không cho kết quả mong muốn. Khó có thể chờ đợi kết quả khác - với tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%, công suất sản xuất sử dụng gần 90% và các chủ thể kinh tế hoàn toàn không muốn đầu tư vào cơ sở mới (chưa kể đến việc thiếu cơ hội để phát triển công nghệ) thì không một sự thay thế nhập khẩu nào có thể diễn ra. Còn Trung Quốc, mà Nga chưa bao giờ là đối tác nghiêm túc (thị phần thương mại của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương chỉ chiếm 1%), buộc phải đối phó với nhiều vấn đề còn cấp bách hơn là hoạt động từ thiện đối với nước láng giềng phương Bắc.

Trong tình hình đó, Chính phủ Nga chọn chiến thuật chờ đợi. Ngân sách năm 2016 không để lại bất kỳ hy vọng nào cho cải cách, cũng như phát triển bất kỳ đầu tàu tài nguyên khoáng sản thay thế nào của nền kinh tế. Về phần mình thị trường dầu mỏ và khí đốt, nơi mà các nhà sản xuất lớn công khai tham gia cuộc chiến tranh phá giá thông qua tăng sản lượng, không nuôi hy vọng giá sẽ tăng nhanh hoặc khả năng cung cấp số lượng lớn cho thị trường bên ngoài.

Không nghi ngờ rằng trong năm 2016 nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục thu hẹp và song song sẽ đưa đến một số bất ngờ, một trong số đó có thể là chuỗi các vụ phá sản ngân hàng lớn. Nhận ra điều này, chính phủ đã công khai nói về tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc tăng đáng kể các loại thuế doanh nghiệp và cá nhân (một điều chắc chắn sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế lớn hơn, hoặc giảm đáng kể chi cho an sinh xã hội, một việc có thể dẫn đến bất mãn lan rộng.

Trong những điều kiện này, chính phủ sẽ ngày càng khó khăn hơn để chống lại sự cám dỗ đi ra khỏi nguyên tắc chuyển động tự do của dòng vốn, tỷ giá thị trường ngoại hối và hạn chế phát hành tiền, hơn thế nữa tiếng kêu gọi đi theo kịch bản Venezuela ngày càng lớn hơn. Dấu hiệu hạn chế đầu tiên là hạn chế du lịch nước ngoài – dù gì nó cũng mang khỏi đất nước khoảng 40 tỷ USD mỗi năm hồi trước năm 2014, và ngày nay nó là một số tiền lớn.

Năm 2016, tất nhiên Nga vẫn đủ cả tiềm lực, cả quán tính kinh tế, do đó không phải lo ngại những thay đổi lớn sẽ đến. Nhiều khả năng, cả năm sau tại Nga sẽ là cuộc đấu tranh giữa các nhóm ảnh hưởng – một bên có thể kiếm lời từ việc đóng cửa các thị trường và phát hành tiền không kiểm soát với bên kia quan tâm đến toàn cầu hóa và đầu tư bên ngoài, giữa những người kiếm lợi từ tiền ngân sách và luôn khát khao quốc hữu hóa toàn diện, với những người muốn mua lại doanh nghiệp trong nước với giá rẻ mạt để tư nhân hóa chúng. Chúng ta sớm muộn sẽ biết ai sẽ thắng, nhưng nhiều khả năng không phải trong năm tới./.

Tác giả: Andrey Movchan là chuyên viên cao cấp và giám đốc Chương trình Chính sách Kinh tế tại Carnegie Moscow Center 

Hương Trà (gt)