Việc ASEAN không thể ra ngay thông cáo chung về Biển Đông sau hội nghị tại Phnom Penh, CPC đã làm dấy lên quan ngại lớn về sự sẵn sàng và phù hợp với vai trò chủ thể mang tính toàn cầu của tổ chức này.
“Sự cố” tại Campuchia vừa qua cho thấy ASEAN cần đánh giá lại những mặt yếu kém và đi đến cải tổ. Nếu không, ASEAN sẽ gặp phải khó khăn và suy yếu khi lợi ích quốc gia ngày càng gia tăng lấn át những lợi ích chung của ASEAN.
Trung Quốc và Mỹ đã leo thang cuộc chiến về ngôn từ đối với các tranh chấp tại Biển Đông khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tới để phản đối về các nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Với nguồn tài nguyên phong phú và khả năng băng tan sẽ mở ra lộ trình hàng hải mới tại Bắc Cực đang thu hút nhiều cường quốc trên thế giới. Trung Quốc đang dòm ngó khu vực này với 3 lý do chính: tài nguyên; tuyến đường hàng hải và nghiên cứu khoa học.
Từ đầu năm đến nay, quan hệ căng thẳng giữa Việt- Trung từng bước tăng lên, sau khi TQ thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản hạt bao gồm các quần đảo có tranh chấp vào tháng trước, cục diện căng thẳng đã được đẩy lên cao hơn nữa.
Ngày 8/8, ASEAN kỷ niệm tròn 45 năm, lời phát biểu của Ngoại trưởng Singapore ngay sau khi các nước tuyên bố thành lập Hiệp hội ASEAN năm 1967 “ASEAN có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu” vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên nếu không có quá trình cải tổ, ASEAN sẽ gặp phải khó khăn khi lợi ích quốc gia ngày càng gia tăng lấn át những lợi ích chung của Khối.
Do lập trường về an ninh và chiến lược, cũng như việc Đài Loan bị chi phối bởi quan hệ Mỹ - Trung, chính trị nội bộ và địa vị chính trị nên rất khó để Trung Quốc và Đài Loan tìm được tiếng nói chung và đi đến hợp tác trong vấn đề Biển Đông.
Các vấn đề quan hệ quốc tế đang có nhiều biến động xuay quanh hai chủ thể là Trung Quốc và Mỹ, và ASEAN cũng đang chịu tác động trước vấn đề này. Để đảm bảo lợi ích chung, đoàn kết và đồng thuận, các thành viên của khối phải học lại cách làm thế nào để tự đứng thẳng hàng với những thành viên khác để những gì xảy ra ở Phnompenh sẽ chỉ là một tiền lệ duy nhất trong lịch sử của ASEAN.
Các yêu sách rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý và Mỹ là cường quốc duy nhất có đủ sức mạnh để đáp trả. Mỹ cần lên tiếng khẳng định đường lưỡi bò là vi phạm luật pháp quốc tế và Mỹ sẽ chiến đấu để duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.
Vừa có mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh nhằm đối phó với Mỹ nhưng Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các bên tranh chấp Biển Đông, họ còn được mời chào khai thác dầu khí. Như vậy, về nhiều mặt, Nga hiện đang là quốc gia được lợi nhiều nhất trong tranh chấp Biển Đông.