Cuộc xung đột kéo dài giữa TQ và PLP về đảo Hoàng Nham trong những tháng gần đây khi TQ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với đảo mà PLP gọi là bãi cạn Panatag trong khi tuyên bố chủ quyền với những đảo tranh chấp giữa TQ và VN vẫn đang diễn ra trong nhiều năm qua.

Trong thời gian tới, những căng thẳng trên vẫn không có chiều hướng suy giảm. Xét tới sự vượt trội về ảnh hưởng mang tính lịch sử của Mỹ đối với khu vực, có thể lập luận rằng quan hệ giữa Washington và cộng đồng ASEAN, nếu không phải là luôn khá tích cực thì chí ít cũng đã được thể chế hóa lớn mạnh.

Thực tế, ưu thế hải quân vượt trội của Mỹ tại khu vực đã góp phần cách ly vùng biển ASEAN khỏi nền chính trị cường quốc lớn thời chiến tranh lạnh, vốn phụ thuộc vào ô an ninh của Mỹ. Do đó, khi các cường quốc nhỏ hơn quan ngại về việc tự do hàng hải trước những diễn biến mà TQ đang thực hiện, các nước trong ASEAN đã chuẩn bị cho việc chấp nhận sự can dự và vai trò lãnh đạo của Mỹ.

Tuy nhiên, nửa cuối 2012, Mỹ sẽ bận rộn với cuộc bầu cử trong nước và điều này trong chừng mực nào đó sẽ hạn chế khả năng can dự của Washington tại Biển Đông đặc biệt là nếu có sự gia tăng căng thẳng với TQ. Trong thời gian tới, bất kỳ nỗ lực có ý nghĩa nào trong giải quyết vấn đề Biển Đông đều đòi hỏi TQ và ASEAN phải đạt được đồng thuận chung. Do đó, dự thảo COC là cần thiết nếu quan hệ mạnh mẽ hơn giữa hai bên được tăng cường.

Trong khi Bắc Kinh đang do dự việc thảo luận các khác biệt về Biển Đông tại diễn đàn đa phương thì các nước ASEAN muốn có nhiều khán giả hơn bởi điều này sẽ buộc TQ phải thẳng thắn thể hiện rõ ý đồ của mình.

Thực sự, một số học giả đã nhận định TQ đang là thách thức lớn nhất đối với ASEAN xét về quy mô, nguồn lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Mối quan ngại dài hạn về việc sức mạnh quân sự của TQ đang ngày càng tăng và tiếp tục trở thành nỗi lo ngại lớn của một số nước ASEAN.

Do đó, TQ cần có bước đi cẩn trọng và thể hiện rõ chính sách láng giềng tốt, đặc biệt cần tái đảm bảo với các nước láng giềng ASEAN rằng TQ không có ý đồ thống trị họ kể cả về kinh tế và chính trị. Hơn nữa, cho dù TQ có thể tạo ra sự tái bảo đảm này thì vẫn sẽ là cả chặng đường dài để hài hòa các khác biệt về Biển Đông đặc biệt với Việt Nam và PLP.

Trong khi đó, động lực về vai trò lãnh đạo lớn hơn cần được ASEAN thể hiện nếu tổ chức này muốn tránh khỏi bị cho là mang tính nghị trường. Chẳng hạn, việc ASEAN không thể ra được thỏa thuận về Biển Đông chắc chắn sẽ được xem như một thất vọng ngoại giao lớn. Các mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN đã được một số nhà phân tích nhận định là do TQ đang chia rẽ ASEAN. Thực sự hình ảnh quốc tế của ASEAN đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi kết quả hội nghị gần đây. Như NT Singapore K. Shanmugam nhận định: điều này thực sự tổn hại nghiêm trọng tới uy tín của ASEAN. Chúng ta đang thảo luận về các vấn đề trên thế giới mà được thể hiện trong các thông cáo trước đây nhưng chúng ta lại không thể thảo luận và giải quyết được một số vấn đề đang diễn ra ngay ở khu vực xung quanh chúng ta.

Về lâu dài, cần phải suy nghĩ lại về “phương thức ASEAN” vốn thường nhấn mạnh tới trao đổi thông tin, đồng thuận và đạt được mẫu số chung nhỏ nhất bởi điều này đang ngày càng tạo khó khăn cho ASEAN.

Thay vì đó, cộng đồng ASEAN cần phải sẵn sàng thảo luận các khó khăn của nhau, thậm chí các chủ đề chính trị nhạy cảm nếu ASEAN muốn xây dựng niềm tin nội bộ lớn hơn. Ngoài ra, ASEAN có thể tìm cách để hỗ trợ các thành viên đang có những tranh cãi ngoại giao với các cường quốc lớn hơn, đồng thời phải nỗ lực đóng vai trò hòa giải và trung gian để làm hài hòa lợi ích đa dạng giữa các bên có liên quan.

Thực tế, việc VN và PLP đang chọn cách dựa vào Mỹ đã cho thấy có sự thiếu niềm tin lớn và thống nhất trong cộng đồng ASEAN. ASEAN cũng sẽ phải ứng phó với điều này nếu muốn đạt được sự đoàn kết mạnh mẽ hơn và tham gia có ý nghĩa với các cường quốc lớn. Một ASEAN có tiếng nói kiên quyết hơn sẽ làm giảm quan ngại của TQ rằng ASEAN đang ngả sang phía Mỹ theo cách mà Mỹ cho rằng ASEAN đang quá thân thiện với TQ. Tình huống mà ASEAN sẽ phải đối mặt là rất nan giải. Có nhiều bài học hữu ích cần được rút ra và liệu ASEAN có thể giải quyết những vấn đề này cũng như đạt được mục tiêu một cộng đồng kinh tế ASEAN, trong vòng 3 năm nữa. 

Theo Global Times 

Quốc Trung (gt)