Tuần trước, NFN/BNG Mỹ tuyên bố việc TQ thành lập Tam Sa và triển khai quân đồn trú ở đây là “đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết các khác biệt và có nguy cơ làm tình hình căng thẳng gia tăng”. Sự phản đối yếu ớt như vậy cũng đủ để TQ có lý do để phê phán chủ nghĩa đế quốc của Mỹ.

Lý do của việc TQ đột ngột giận dữ như vậy một phần là vì các phe phái khác nhau của TQ đang phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề Biển Đông trước Đại hội Đảng. Tuy nhiên một lý do khác đã khiến cho các nước láng giềng của TQ phản ứng và quyết tâm đối đầu với TQ là thay vì thừa nhận sai lầm của mình, TQ lại coi Mỹ là “kẻ xấu giấu mặt” đang đầu độc quan hệ với ĐNÁ.

Trong Sách trắng 2000, TQ viện dẫn các bằng chứng lịch sử từ thời phong kiến để chứng minh cho “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Trường Sa, cấu trúc quan trọng nhất ở Biển Đông, ví dụ như như “TQ là nước đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo này là Nam Sa và nước đầu tiên thực hiện quyền tài phán ở Nam Sa”.

Đây là lập luận gây tranh cãi. TQ có thể có những bản đồ cổ nhất nhưng các thương gia bản địa, Malay, Ấn Độ và Arab đã có các chuyến đi vượt biển trước khi người TQ bắt đầu các chuyến thám hiểm của họ. Các bản đồ TQ và các nước khác đưa ra từ thời cổ đại đến thế kỷ 20 đều trình bày các đảo này là các mối nguy hiểm cho hàng hải chứ không phải là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước nào.

Điều trớ trêu là ở chỗ quân phiệt Nhật mới là nơi khởi điểm của các đòi hỏi chủ quyền này của TQ. Học giả TQ hải ngoại Wang Gungwu đã cho thấy các bản đồ thời CTTG II của NB đã trình bày Biển Đông như là một cái hồ của NB; đây là những đòi hỏi chủ quyền nghiêm túc đầu tiên đối với các quần đảo này.

Điều trớ trêu thứ hai là các đòi hỏi của TQ hiện nay bắt nguồn từ bản đồ năm 1947 của chính phủ Tưởng Giới Thạch, trong đó bản đồ chữ U gồm 11 đoạn, chiếm 90% diện tích Biển Đông. Chính quyền cộng sản xuất bản lại tấm bản đồ này với 9 đoạn, khẳng định vùng biển này là “vùng nước lịch sử”.

Bắc Kinh tiếp tục sử dụng bản đồ này để giải thích cho các đòi hỏi chủ quyền của mình mặc dù bên cạnh đấy, TQ thường xuyên viện dẫn Luật Biển hoặc các quyền lãnh thổ có trước Luật Biển. TQ hành xử như thể TQ sở hữu toàn bộ vùng biển này, như việc năm ngoái lên án VN khai thác ở khu vực nằm trong đường chữ U nhưng trên vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Thậm chí cho dù tất cả các đảo đang tranh chấp thuộc về TQ, diện tích TQ kiểm soát theo luật quốc tế vẫn tương đối nhỏ. Chỉ có một số ít đảo có đủ điều kiện cho con người sinh sống, tức là có thể có vùng EEZ 200 hải lý. Thậm chí diện tích này còn nhỏ đi do chồng lấn với vùng EEZ tính từ bờ biển của các nước khác. Các bãi đá và bãi ngầm chỉ được có vùng lãnh hải 12 hải lý là tối đa. Bên cạnh đó, TQ cho rằng các nước ĐNA chấp nhận quyền của TQ đối với các đảo cho đến những năm 1970 khi dầu mỏ và khí đốt được tìm thấy ở đây. Điều này không chính xác: Vào thời điểm đó bản đồ năm 1947 của TQ đã là chủ đề gây tranh cãi.

Chỉ sau khi dầu mỏ được phát hiện thì TQ mới bắt đầu tìm cách lấn chiếm các đảo. Năm 1974, PLA tiến hành cuộc tấn công bất ngờ đẩy bật lực lượng của Nam VN đang đóng ở Hoàng Sa. Năm 1988, PLA một lần nữa tấn công bất ngờ VN ở đảo Gạc Ma (Johnson Atoll) ở Trường Sa. TQ chiếm đảo Vành Khăn (Mischief) từ PLP năm 1994 mà không cần phải dùng vũ lực.

TQ buộc tội các nước khác là khuấy động căng thẳng. Nhưng thực tế là tháng 6 vừa rồi TQ tiến hành vụ gây hấn lớn nhất kể từ năm 1994: Mời thầu các lô dầu khí nằm bên trong đường EEZ của VN và chồng lấn với những lô mà VN đã cấp phép. Điều này là rất đáng lo ngại đối với VN vì TQ hiện không còn phụ thuộc vào việc có hợp đồng với các công ty đa quốc gia vốn sẽ tránh xa nguy cơ xung đột quân sự xảy ra trong khu vực khai thác. Công ty CNOOC của TQ hiện đang xây giàn khoan dầu nước sâu đầu tiên, một biện pháp mới để TQ khẳng định đòi hỏi của mình.

Theo quan điểm của TQ, việc đưa ra những đòi hỏi lãnh thổ quá mức và vi phạm luật pháp quốc tế một cách tùy ý như vậy là quyền của nước lớn. Đây chính là thông điệp mà BTNG TQ chuyển tải tại ARF tại Hà Nội 7/2010. Ông Dương Khiết Trì cho rằng Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi” của TQ và tiếp đó phát biểu rằng “TQ là một nước lớn và các nước khác chỉ là nước nhỏ, và đó là thực tế”.

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các nước ĐNA đề nghị Mỹ giúp đẩy lùi sự xâm lấn của TQ. TQ dường như ngạc nhiên trước việc lại bị cô lập và bị bao vây bởi các đồng minh của Mỹ. Nhưng với việc sức mạnh TQ gia tăng, một số quốc gia láng giềng nhận ra rằng cơ hội để có một phản ứng thống nhất để thay đổi cách hành xử của TQ đang thu hẹp dần.

Cơ hội tốt nhất để tránh một cuộc chiến tồi tệ là Mỹ phải có phản ứng mạnh mẽ. Washington vẫn duy trì sự mơ hồ trong vấn đề Biển Đông, nói rằng Mỹ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp này nhưng có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông.

Lập trường của Mỹ là phù hợp nếu tranh chấp chỉ liên quan đến các đảo và vùng nước có diện tích nhỏ xung quanh các đảo. Nhưng TQ đã chỉ rõ rằng TQ không quan tâm đến việc thương lượng để tìm ra cách giải quyết và sẽ sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền và khống chế toàn bộ Biển Đông nếu có thể. Trong trường hợp đó, Mỹ cần lên tiếng khẳng định đường 9 đoạn là vi phạm luật pháp quốc tế và Mỹ sẽ chiến đấu để duy trì các tuyến hàng hải ở Biển Đông.

 

Theo Wall Street Journal

Trần Quang (gt)