Ngày 8/8, ASEAN kỷ niệm tròn 45 năm, lời phát biểu của NT Singapore ngay sau khi các nước tuyên bố thành lập Hiệp hội ASEAN năm 1967 “ASEAN có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu” vẫn còn nguyên giá trị.

Hiện NT/CPC Hor Nam Hong vẫn còn đang đàm phán với các đồng cấp ASEAN để đưa ra dự thảo văn kiện lựa chọn bao hàm các quyết định của một thông cáo chung không được thông qua. Tuy nhiên, sự tin cậy lẫn nhau trong nội khối đã mất đi, việc cần làm là phải khôi phục lòng tin của nhau. Cho đến cuối tuần qua, họ mới chỉ thỏa thuận được với nhau về danh sách bao gồm các định hướng chính của hành động. Vấn đề là ở chỗ danh sách đó cần có được sự đồng thuận trong khối, nhưng vẫn không gồm có vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Trong giới ngoại giao ASEAN vẫn còn lan truyền những câu chuyện xung quanh việc NT/CPC thờ ơ trước những nỗ lực chung của NT Indonesia Marty và NT Singapore Shanmugan vào phút chót nhằm cứu vãn được dự thảo trên.

Một vài nước ASEAN có mối quan tâm về Biển Đông muốn nêu đậm vấn đề này trong khối ASEAN. Nếu như sự bất đồng vẫn tiếp diễn, có khả năng sẽ làm hỏng một loạt những vấn đề dự kiến sẽ đưa ra tại HNCC vào cuối tháng 11/2012 tại CPC. Sau khi TTh Indonesia và TTg Singapore gửi điện cá nhân, TTg Malaysia gửi một bức thông điệp mạnh mẽ cho TTg Hun Sen với nội dung là ASEAN không nên để tranh chấp trên Biển Đông ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Thật đáng buồn, Thái Lan lại không có cử chỉ nào hòa nhịp chung với nỗ lực nêu trên của các nhà lãnh đạo ASEAN mặc dù Thái Lan hiện đang là điều phối viên của ASEAN trong quan hệ ASEAN - TQ. Đáp lại, TTg Hun Sen chỉ trả lời chung trong đó nhắc lại nội dung bức thư ngày 26/7 do NT/CPC gửi cho các nhà đồng cấp ASEAN, tập trung nêu đậm vai trò CT/ASEAN nỗ lực đưa ra một tài liệu nội bộ bao hàm chi tiết quyết định đưa ra tại cuộc họp hồi tháng 7/2012.

Nếu như ASEAN không thể đưa ra 1 văn bản mới trong vòng 48 giờ, điều đó sẽ tạo thành một chương tối trong lịch sử của Khối. Quan trọng hơn vấn đề đó đã có tác động xấu tới vai trò CT/ASEAN của CPC đảm nhận trong năm 2012. Có một số cuộc thảo luận không chính thức trong giới quan chức và học giả đã đi tới thống nhất cần phải đưa ra các nguyên tắc thủ tục để định hướng cho việc luân phiên chức CT trong tương lai. Vì hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên tắc nào liên quan đến chức CT/ASEAN và mối quan hệ của CT với các tổ chức khác và vai trò của TTK/ASEAN và các nhân viên có thể hỗ trợ cho CT/ASEAN luân phiên như thế nào. Trên thực tế, các NT/ASEAN cho rằng họ có thể đồng thuận về mọi việc đã diễn ra trong 4 thập kỷ qua, thế nhưng sự kiện CPC đã làm thay đổi tất cả.

Quan trọng hơn nữa là việc cần xem xét lại vị trí của TTK/ASEAN và chức năng của BTK/ASEAN trong quá trình phối hợp và hợp tác trên mọi lĩnh vực. Từ năm 2011, sự bất đồng giữa các thành viên ASEAN về vấn đề tranh chấp lãnh hải đã được TTK/ASEAN Surin đưa vào cùng những khuyến nghị khác trong báo cáo đặc biệt liên quan đến các thách thức của ASEAN và BTK/ASEAN. Ông đã thúc giục các nhà lãnh đạo ASEAN cần xác định rõ vai trò chức năng của mỗi cơ quan ASEAN và quan hệ của khối với các tổ chức khác.

Sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực vào năm 2008, các cơ quan mới được lập ra để giúp các nước thành viên thực hiện được các thỏa thuận và cam kết của khối cụ thể: Hội đồng điều phối ASEAN, Hội đồng An ninh và Chính trị ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN… Đồng thời, vai trò của TTK/ASEAN được xem như là Tổng chỉ huy điều hành khối ASEAN với hàm ngang cấp Bộ. Ông Su rin là người đầu tiên trong ASEAN có hàm cấp Bộ. Điều đó cũng lý giải là người kế nhiệm ông Surin là ông Lê Lương Minh của VN hiện đang là Thứ trưởng Ngoại giao.

Chẳng bao lâu, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ phải có quyết định liệu xem Hiến chương ASEAN cần phải được xem xét để cải thiện tính hiệu quả các quyết định đưa ra trong tổ chức này. Sau khi Hiến chương có hiệu lực, các nước thành viên đã thông qua một danh sách các thỏa thuận bổ sung được sử dụng cho đến tận ngày nay. Chừng nào các cuộc đàm phán chưa kết thúc thì hoạt động tại các cấp trong ASEAN vẫn diễn ra chưa suôn sẻ. Nếu chưa xác định rõ vai trò và quan hệ giữa các cơ quan trong ASEAN sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về cơ chế quản lý các hoạt động hàng ngày.

Vấn đề quan trọng ở đây là các nhà lãnh đạo ASEAN cần xem xét thêm về chức TTK/ASEAN, đại diện ở hàm cấp Bộ, chức năng tham gia vào các cuộc họp và diễn đàn quốc tế khác. Vai trò của TTK/ASEAN sẽ được bổ sung thêm một số chức năng. Vấn đề bí mật mở này đã được Tiến sĩ Surin kiên trì nêu ra trong suốt 2 năm qua để mở đường xây dựng BTK/ASEAN có hiệu quả hơn. Thái Lan và Indonesia hỗ trợ tích cực cho nỗ lực này của Tiến sĩ Surin. Sâu xa hơn, các thành viên bảo thủ lại muốn giữ nguyên những điều mập mờ như hiện này để dễ bề gây tranh cãi, như vậy các nhà lãnh đạo ASEAN phải có tiếng nói quyết định cuối cùng. Thậm chí ASEAN hội nhập hơn bao giờ hết thì cũng không có kế hoạch cho phép ông TTK/ASEAN nói gì với nhân danh của mình.

Theo điều lệ của Tổ chức, ASEAN cần phải xem xét lại Hiến chương và có nỗ lực để cải tổ cơ chế của ASEAN. Năm 2013, Brunei đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN, cần phải triển khai tiếp sáng kiến hiện nay. Các khuyến nghị của Tiến sĩ Surin cũng cần được hỗ trợ toàn diện và tranh thủ những kinh nghiệm tốt của ông trong thời gian đảm đương chức Chủ tịch ASEAN trong nhiệm kỳ 5 năm qua. Nếu không có quá trình cải tổ này, ASEAN sẽ gặp phải khó khăn khi lợi ích quốc gia ngày càng gia tăng lấn át những lợi ích chung của ASEAN. Điều này sẽ làm cả khối ASEAN suy yếu.

 

Theo The Nation

 

Trần Quang (gt)