Mạng bình luận trường RSIS Singapore đăng bài phân tích “Islands or Rocks? Evolving Dispute in South China Sea” của Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, giáo sư tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Singapore. Tác giả cho rằng cuộc tranh cãi về quyền khai thác tài nguyên quanh quần đảo Trường Sa đã biến thành một cuộc tranh cãi về mặt quy chế pháp lý của các đảo, đá.
Tự do thời báo đăng xã luận nhan đề: “Đài Loan không thể tự gạt mình ra khỏi tranh chấp chủ quyền Biển Đông”, nội dung chính là Đài Loan nên bày tỏ quan điểm lập trường rõ ràng trong các vấn đề ở Biển Đông, để nâng cao vị thế và tiếng nói của mình trong tranh chấp Biển Đông nói riêng và trong mắt cộng đồng quốc tế nói chung.
Sự kiện biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/6 để lại dư âm mạnh mẽ trong dư luận. Hàng trăm người đã xuống đường tuần hành một cách hòa bình để phản đối việc Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 ngay trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày 9/6 “China charts course to project marine power” cho biết Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cường hàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó có cả những khu vực tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo tiếng Trung "Thương mại Hồng Công" số ra ngày 7/6, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Tướng Trần Bính Đức cho biết hàng không mẫu hạm dài 300 mét, mua lại của Ucraina, đang được tu sửa nhưng chưa hoàn tất. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh đang đóng một tàu sân bay.
Trong lúc những sự kiện dồn dập, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông lên cao, cộng đồng quốc tế biểu hiện sự quan ngại sâu sắc. Cùng với đó là động thái mới của Mỹ về khẳng định sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu Biển Đông (NCBĐ) xin gửi tới quý độc giả hai bài viết trên Đài tiếng nói Ôttrâylia và Đài tiếng...
Mạng “Thời báo hoàn cầu” ngày 8/6 đăng bài viết “China can help guard lifeline through Strait of Malacca” của nhà nghiên cứu Tiết Lực, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Theo tác giả, việc Trung Quốc trực tiếp tham gia quản lý eo biển trong giai đoạn hiện nay tương đối khó, song trước mắt có thể viện trợ tài chính, giúp đỡ xây dựng hạ tầng cơ sở, tặng tàu tuần tra và đào tạo nhân lực.
Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh tổng lực, nhất là quốc phòng, gây lo ngại cho các nước ASEAN, các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các nước trên thế giới. Nghiên cứu Biển Đông (NCBĐ) tổng hợp và gửi tới độc giả những bài báo mới nhất về Trung Quốc trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Mạng tin "Nghiên cứu Toàn cầu" ngày 8/6 đăng bài viết “New Silk Road could revitalize war-torn Afghanistan” của Giáo sư Lý Hy Quang, Hiệu trưởng Trường Thanh Hoa. Tác giả nhận định về lâu dài, Trung Quốc, Pakixtan và Ápganixtan cần thành lập "Nhóm Pamir", một quan hệ đối tác tay ba chiến lược để hỗ trợ hòa bình và phồn vinh lâu dài trong khu vực.
Theo “Thương báo” Hồng Kông đánh giá về chuyến thăm Mỹ vừa qua, Tướng Trần Bính Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), cho rằng Mỹ đã hiểu hơn về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; mặc dù yêu cầu của Trung Quốc về giảm bớt bán vũ khí cho Đài Loan vẫn chưa được Mỹ đáp lại, song dù sao thì đây cũng là một chuyến đi thành công.