Trong một động thái ngoại giao tinh tế, sau khi trải thảm đỏ đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm và làm khách mời chính tại lễ kỷ niệm lần thứ 66 Ngày Cộng hòa Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã lên lịch trình thăm Trung Quốc vào tháng 5 tới.
Quyết định của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc mở rộng hợp tác an ninh với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng như những phản ứng của Trung Quốc về vấn đề này, đã gây ra nhiều cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của New Delhi.
Lợi dụng việc giá dầu thế giới sụt giảm, Mỹ đang tìm mọi cách đánh bật Venezuela ra khỏi vị trí gây ảnh hưởng về năng lượng tại vùng biển Caribean.
Trong những năm 1990, Đặng Tiểu Bình thường nói về việc Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên của “cơ hội chiến lược” – đây là thời kỳ Mỹ đóng vai trò thống trị, Trung Quốc là nước có thu nhập trung bình trong khi vẫn tiếp tục các chiến lược của Đặng về xây dựng năng lực và củng cố kinh tế.
Bước vào năm 2015, Chính quyền Joko Widodo tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ nâng cấp lực lượng quốc phòng phù hợp với môi trường chiến lược bên ngoài đang thay đổi. Tuy nhiên, dù ngân sách quốc phòng Indonesia vẫn gia tăng đều đặn, có rất nhiều cần phải làm để nâng cao năng lực quốc phòng của nước này.
Nhật Bản hiện nay vẫn phải nhập khí hóa lỏng bằng đường biển, vừa tốn kém, nhiều khi lại không kịp thời, gây trở ngại cho sản xuất và làm đội giá sản phẩm. Vì lẽ đó, người dân đất nước này lâu nay vẫn mong muốn có đường ống dẫn khí dưới đáy biển. Nga và Nhật Bản có thể hợp tác để xây dựng đường ống này.
Trung Quốc có thể đã bắt đầu nạo vét ở Đá Vành Khăn; Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc đâm 3 tàu cá nước này ở Bãi Scarborough; Nhật Bản xem xét khả năng tuần tra ở Biển Đông; Mỹ quan ngại về cách hành xử trên biển của Trung Quốc; Malaysia và Indonesia tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp biển
Trung Quốc có thể nhận ra rằng việc sử dụng giàn khoan HD 981 tại một khu vực tranh cãi sẽ gây rắc rối và lôi kéo sự can dự của Mỹ. Một kết quả như vậy sẽ cản trở mạng lưới phát triển, thương mại và an ninh mà nước này đang tìm cách xây dựng với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển.
Tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo có nguy cơ leo thang trong thời gian tới. Như vậy, nỗ lực đàm phán giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ nhằm thiết lập những quy tắc ứng xử, tránh va chạm và xung đột sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách mới.
Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Swaraj không chỉ thể hiện quyết tâm của Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác trên cơ sở thực dụng với Trung Quốc, mà còn được xem như hành động nhằm trấn an “lo ngại” của Trung Quốc trước mối quan hệ thân thiện giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây.