KẾT QUẢ TÌM KIẾM : 2727

BỘ LỌC :

THỜI GIAN

Trung Quốc đang chia rẽ Mỹ và châu Âu?

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế để gây chia rẽ Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng mạnh mẽ giữa các bên trên tất cả các lĩnh vực sẽ không cho phép điều đó xảy ra.  Nhận xét về vấn đề này,  mạng New Atlanticist ngày 21/1 có bài viết “Is China Trying to Divide U.S. and Europe?”.

26/01/2011

Nga - Trung ngờ vực lẫn nhau - Cơ hội lớn cho Nhật Bản

Theo tạp chí "Sentaku", các chuyên gia về Nga cho rằng chính sách quân sự và các cuộc tập trận mà Nga đã tiến hành trong những tháng gần đây dường như chứng tỏ rằng Mátxcơva đã bắt đầu cảm thấy bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Sự ngờ vực lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc có thể mang lại cơ hội lớn cho Nhật Bản, nước đang có tranh chấp lãnh thổ với cả Nga và Trung Quốc.

26/01/2011

Nga và Nhật Bản có thoát khỏi "khu vực vòng xoáy"?

Cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Nga và Nhật Bản về bốn hòn đảo đang bị tranh chấp đã leo thang lên mức chưa từng có hôm 7/2, sau khi Điện Cremli thề không bao giờ từ bỏ chuỗi đảo này bất chấp sức ép từ Tôkyô.

09/02/2011

Trung Quốc cải chính về “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông

Chu Phong, Giáo sư thuộc Học viện quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh, Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Đại học Bắc Kinh luận bàn với “Quốc tế tiên khu đạo báo” về vấn đề “lợi ích cốt lõi” vẫn được dư luận quan tâm rộng rãi thời gian gần đây.

11/02/2011

Khu vực biển Caspi và quy chế pháp lý

Từ năm 1999 với việc khám phá ra mỏ khí đốt Shah Deniz của Azerbaijan (mỏ khí đốt lớn nhất thế giới được khám phá kể từ năm 1978) đã khơi dậy sự quan tâm mạnh mẽ của quốc tế đến khí đốt khu vực biển này, và nó cũng châm ngòi cho sự tranh chấp, quân sự hóa biển Caspi. Bài “The Caspian Sea region and its legal status” đăng trên New Europe ngày 13/2 về vấn đề này như sau.

16/02/2011

Báo Trung Quốc: Hợp tác khai thác, phát triển năng lượng – giải pháp khả thi trong vấn đề Biển Đông.

Bài của tác giả Tiết Lực, Phó chủ nhiệm Phòng chiến lược quốc tế, Viện nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới, Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, đăng trên Thời báo hoàn cầu số 1/2011 cho rằng mấu chốt của vấn đề Biển Đông hiện nay là Trường Sa, và hướng giải quyết khả thi nhất cho đến hiện nay là thành lập Tổ chức phát triển năng lượng Trường Sa

18/02/2011

Báo Trung Quốc: Chiến lược biển và khu vực ưu tiên triển khai hàng không mẫu hạm

Bài viết đăng trên mạng “Thiết huyết Trung Quốc” cho rằng nhìn từ góc độ quân sự, mọi khó khăn của Trung Quốc ngày nay đều bắt nguồn từ chiến lược châu Á của Mỹ. Trong chiến lược phá thế bao vây của Mỹ, Trung Quốc cần theo nguyên tắc “yếu trước mạnh sau, dễ trước khó sau”. Trước tiên giải quyết vấn đề Biển Đông, sau đó giải quyết vấn đề Đông Hải. Để xoay chuyển thế yếu quân sự trước Mỹ, ý nghĩa...

18/02/2011

Trung Quốc: Phe “diều hâu” hạ giọng

Bài viết “Admiral tones down hawkish rhetoric " đăng trên báo Hồng Công “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày ngày 25/2 cho rằng, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy phe “diều hâu” hiếu chiến trong quân đội Trung Quốc đang hạ giọng, điều chỉnh quan điểm theo hướng “hiền hòa” hơn.

28/02/2011

Sơ tán kiều dân khỏi Libi - Trung Quốc đang tiến hành "luyện binh"?

Theo mạng “Đa chiều” ngày 6/3, tính đến 23 giờ ngày 2/3/2011, Trung Quốc đã di tản được 35.860 kiều dân ra khỏi Libi. Hành động này được tiến hành với sự chỉ đạo từ cấp cao nhất và lần đầu tiên đã điều động chiến hạm và máy bay vận tải quân sự thực hiện nhiệm vụ di tản kiều dân. Đây được đánh giá là “hình mẫu” duy trì lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài trong thời bình và  cũng  thể hiện...

08/03/2011