Ngoài các vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý chưa được giải quyết của biển Caspi và một vài xung đột khu vực, việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ khu vực này cũng gặp trở ngại do điều kiện địa lý. Phần lớn các trữ lượng khí đốt tự nhiên của khu vực biển Caspi nằm ở phía Đông Caspi là các vùng hẻo lánh của Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Khoảng cách xa xôi đến các thị trường cũng như thiếu cơ sở hạ tầng để vận chuyển khí đốt đến các khách hàng đã làm giảm sự quan tâm đến tiềm năng khí đốt tự nhiên của khu vực này.

 

Tuy nhiên, năm 1999 với việc khám phá ra mỏ khí đốt Shah Deniz (mỏ khí đốt lớn nhất thế giới được khám phá kể từ năm 1978) của Azerbaijan đã đẩy mạnh triển vọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của khu vực và làm khơi dậy sự quan tâm của quốc tế đến khí đốt tự nhiên của khu vực này. Ngoài ra, Kazakhstan cũng đang bắt đầu khai thác tiềm năng khí đốt to lớn của mình và có kế hoạch trở thành nhà xuất khẩu chuyên khí đốt tự nhiên trong thời gian tới, Turkmenistan cũng đang tìm cách đẩy mạnh việc sản xuất khí đốt tự nhiên. Mặc dù cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt đến các khách hàng còn khá đắt đỏ nhưng các tuyến đường đa phương để xuất khẩu khí đốt đã được đề xuất ra.

 

Nhưng trong trường hợp nào đi nữa thì quy chế pháp lý của biển Caspi vẫn chưa được giải quyết. Không phải tất cả các nước ven biển Caspi có thể giải quyết được vấn đề về biên giới biển. Nga, Kazakhstan và Azerbaijan có vẻ đã đồng ý về vấn đề này, nhưng các quốc gia ở phần phía Nam Caspi vẫn chưa ổn định.

 

Quan điểm của Iran là vấn đề chính ở đây. Nước này yêu sách chủ quyền đối với 1/5 biển Caspi, điều không được các nước khác chấp nhận. Vấn đề tương tự tồn tại trong quan hệ giữa Azerbaijab và Turkmenistan cũng như giữa Azerbaijan và Iran. Các nước này vẫn tranh cãi về các biên giới phần vùng nước của họ trong biển Caspi. Tranh chấp biển Caspi đã khơi ngòi cho việc quân sự hóa khu vực này. TTh Turkmenistan đã thông qua quyết định thành lập Hải quân Turkmenistan. Trước đó nước này chỉ có tàu tuần tra và hiển nhiên là Turkmenistan quá yếu để cạnh tranh với Hải quân Azerbaijan, nước có lực lượng hải quân lớn thứ hai trong khu vực sau Nga.

 

Nhiều người coi biển Caspi chỉ là cái bể, nhưng bể này lại giàu tài nguyên dầu khí và khí đốt. Đã có một thỏa thuận đặc biệt được ký giữa các quốc gia ven biển Caspi, theo đó chia biển này thành vài khu vực, nhưng một vài nước thành viên vẫn tranh cãi về các điều khoản của thỏa thuận này. Có vẻ là không có giải pháp hòa bình cho vấn đề này, vì thế hải quân sẽ có một vai trò quan trọng tại thời điểm này. Tranh chấp giữa Turkmenistan và Azerbaijan là một trong những tranh chấp mấu chốt nhất. Họ đấu tranh giành quyền phát triển 3 mỏ dầu lớn nhất. Azerbaijan đã phát triển 2 trong 3 mỏ tranh chấp mà phía Turkmenistan coi là của họ. Các đối tác phương Tây hy vọng có thể thay đổi được tình hình theo hướng tốt hơn.

 

Vì lý do này mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã đến thăm khu vực và đặc biệt đến Azerbaijan. Một tuyên bố chung và một thỏa thuận về làm việc chung nhằm thúc đẩy các dự án đã được ký kết tại Baku ngày 13/1 đã mang lại sự thúc đẩy mới cho các kế hoạch phát triển việc vận chuyển khí đốt tự nhiên từ khu vực Caspi sang châu Âu, cũng như tạo điều kiện cho các kế hoạch đầu tư và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh khi triển khai các dự án.

 

Theo New Europe 

Việt Dũng, cộng tác viên tại Kazakhstan

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)