Mục bình luận của báo Hồng Công “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày 4/1 đăng bài của Greg Torode với nhan đề “Cracking the code” cho rằng những ai quan tâm đến Biển Đông cũng như vai trò khu vực ngày càng phức tạp của Trung Quốc thì cần lưu ý tới Inđônêxia trong những tháng tới sau khi quốc gia Đông Nam Á này tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN từ Việt Nam.
Ngày 5/1, báo Jakarta Post đăng bài trả lời phỏng vấn với NT Indonesia, Marty Natalegawa với nhan đề “Foreign policy Indonesia outlines post-2015 agenda for ASEAN “ bàn về những mục tiêu của ASEAN trong thời gian sau năm 2015. NCBĐ lược dịch một số nội dung chính.
Thời báo Hoàn cầu ngày 6/1 đăng bài “Nên thành lập tổ chức khai thác năng lượng ở Trường Sa” của Phó Chủ nhiệm Phòng chiến lược quốc tế thuộc Sở nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Tiết Lực. Nội dung như sau.
Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 1/2011 bình luận vào tháng 8/2010, hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ hai. Đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam sở hữu những chiếc tàu mặt nước có lượng giãn nước trên 2.000 tấn. Nhờ đó, hải quân Việt Nam đã tạm biệt thời đại hoạt động ven bờ, chuyển sang giai đoạn hoạt động ở khu vực biển gần.
Mạng Hải Khẩu ngày 15/1 đưa tin, Hội thảo học thuật giữa hai bờ về vấn đề Biển Đông lần thứ 8 đã được tổ chức tại Bác Ngao, Hải Nam ngày 15/1. Hội thảo có hơn 50 học giả của Đài Loan và Trung Quốc Đại lục tham gia, với chủ đề “Tình hình mới về Biển Đông dưới góc nhìn của hai bờ”. Các học giả nhất trí cho rằng, tình hình Biển Đông hiện nay tổng thể ổn định, hai bờ có thể triển khai hợp tác thiết thực...
“Thời báo Hoàn cầu” ngày 18/1 đưa tin tại Hội nghị Ngoại trưởng không chính thức của 10 nước ASEAN tại Lombok (Inđônêxia) trong các ngày 16-17/1, vấn đề Biển Đông đã trở thành tiêu điểm quan tâm của các bên.
“Nhật báo Phố Uôn” (Mỹ) ngày 18/1 đăng bài viết “The New Era of U.S – China Rivalry” của GS. Aaron Friedberg của Đại học Princeton, một chuyên gia về Trung Quốc, tác giả của cuốn sách gây nhiều tranh luận “Trận đấu giành vị thế siêu cường: Trung Quốc, Mỹ và cuộc tranh giành ngôi bá chủ ở châu Á”.
Ngày 12/1, trang mạng Radio Free Europe đăng bài viết “Beijing's Stealthy Expansion In Central Asia “của Orozobekova, phóng viên BBC, RFE, Tổng biên tập báo “De Facto”. Bài viết đánh giá về cách thức người Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Trung Á, nói theo ngôn ngữ của tác giả là “trầm lặng nhất, có hệ thống nhất và nguy hiểm nhất”, kèm theo đó là những mối nghi ngại về vấn đề di cư...
Ngày 17/1, Stephen Walt, Giáo sư Quan hệ Quốc tế, trường Hành Chính Kennedy, Đại học Harvard đã thuyết trình và thảo luận với các nhà nghiên cứu, nhà báo Việt Nam với chủ đề “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tương lai của các đồng minh Mỹ tại châu Á” tại Hà Nội do Học viện Ngoại giao tổ chức. NCBĐ giới thiệu phần thảo luận của giáo sư, đánh giá về quan hệ Mỹ-Trung và khả năng hai siêu cường này...
Báo Hồng Công “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” cuối tuần đăng bài viết "Conspicuous quiet on South China Sea" của Greg Torode cho rằng, tại chuyến thăm Mỹ, trong những đánh giá của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về các quan ngại an ninh đối với Bắc Kinh, việc Biển Đông không được đề cập đến là điều đáng chú ý và càng tăng thêm tình trạng “nhập nhằng” mang tính chiến lược của Trung Quốc với vấn đề này.