Mạng International Relations and Security Network (ISN) ngày 15/3 đăng bài “How Far Will China’s Navy Reach” của TS. Graham Ong-Webb về khả năng mở rộng hoạt động của Hải quân Trung Quốc. Theo đó, Tham vọng của Trung Quốc trên bản đồ chính trị thế giới phụ thuộc và khả năng hải quân của nước này phát triển đến đâu.
Bài viết “Russia to Deploy S-400 Anti-Aircraft Missiles in Kurile Islands” trên Jamestown Foundation phân tích mục đích thực sự của Nga trong việc tăng cường quân sự trên quần đảo Kuril: đối phó với Trung Quốc, liên minh Mỹ - Nhật tại khu vực.
Mạng “Thời báo hoàn cầu” ngày 21/3 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Vương Lệ Cửu, thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc, phân tích về những diễn biến mới đây trong quan hệ Nga-Nhật, trong đó khẳng định Mátxcơva đang áp dụng chiến lược “ngoại giao thông minh” với Tôkiô.
Một hệ thống định vị toàn cầu độc lập cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng kiểm soát, theo dõi tất cả các mục tiêu từ trên không, nâng cao năng lực phối hợp tác chiến, giành ưu thế trong mọi tình huống…đó là những lý do mà Bắc Kinh đang nỗ lực phát triển các hệ thống vệ tinh của riêng mình bằng mọi giá. Dưới đây là bài viết “Satellites Support Growing PLA Maritime Monitoring and Targeting Capabilities”...
Vào 2 ngày 17/3 và 21/3, máy bay thu thập thong tin tình báo và máy bay chiến đấu Nga đã tiếp cận không phận Nhật Bản. Điều này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang dồn lực khắc phục thiên tai, đặc biệt là sự hiện diện các tàu chiến và tàu tấn công đổ bộ Mỹ ngoài khơi Hokuriku, vì vậy không loại trừ khả năng Nga đang thực hiện hoạt động do thám tại đây.
Lấy lí do đối phó với việc Nhật Bản công bố kết quả kiểm tra sách giáo khoa mới, trong đó quần đảo Takeshima (Hàn Quốc gọi là đảo Dokdo) được mô tả là lãnh thổ của Nhật Bản, Xơun đã có các biện pháp tăng cường sự chiếm đóng tại quần đảo tranh chấp này.
Trong bối cảnh toàn nước Nhật đang tập trung mọi nỗ lực khắc phục các thiệt hại của thảm họa động đất-sóng thần và đối phó với sự cố hạt nhân tại Fukushima, Trung Quốc và Nga vẫn liên tục có các hành động thằm dò, khiêu khích tại các khu vực tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.
Có vẻ như thuật ngữ “Lợi ích cốt lõi” đang gây ra những phiền toái đối với giới hoạch định chính sách Bắc Kinh: gây phản ứng tiêu cực đối với cộng đồng thế giới và tự “trói chân” đối với dư luận trong nước. Nội dung chính bài viết “China Hedges Over Whether South China Sea Is a ‘Core Interest’ Worth War” đăng trên báo New York Times ngày 31/3 về vấn đề này như sau.
Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 31/3 đã công bố Sách trắng Quốc phòng 2010 với mục tiêu chính là thực hiện chủ trương hiện đại hóa quân đội cho đến năm 2020. Tuy nhiên, theo bình luận của báo giới Nhật Bản, Sách trắng lần này vẫn tiếp tục thể hiện sự thiếu minh bạch và che giấu sự thật trong tiến trình hiện đại hóa quân sự Trung Quốc.
Sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc đem lại nhiều thuận lợi cho các nước ASEAN, nhưng về khía cạnh an ninh, quốc phòng thì lại là điều ngược lại. Đó là lý do họ tìm đến với Mỹ nhằm cân bằng và tạo thế đối trọng với một Trung Quốc đang ngày càng tham vọng, hung hăng trên rất nhiều vấn đề. Trang mạng World Affairs số ra tháng 3/2011 đăng bài viết “Nervous Neighbors: China Finds a Sphere of...