Những bước đi nhằm tranh giành ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc đối với các nước khu vực Đông Nam Á sẽ là thách thức cản trở Campuchia thực hiện đường lối đối ngoại độc lập. Vì vậy duy trì phương cách ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN sẽ là phương thức tốt nhất để giúp Campuchia có được đường lối ngoại giao độc lập cũng như để phục vụ lợi ích quốc gia của họ.
Việc xây dựng các đảo nhân tạo là ví dụ xác thực mới nhất và kịch tính nhất về sự cứng rắn đang gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Có 3 giả thiết về hành vi quyết đoán và cứng rắn của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc - ASEAN nhất trí sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử; Tàu tuần tra Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Malaysia; Nhật Bản - Philippines phản đối hành động thay đổi nguyên trạng trên biển; Tổng thống Mỹ: ‘Hoạt động xây đảo của Trung Quốc phản tác dụng’; Úc chỉ trích hành động đơn phương của Trung Quốc
Việc nhìn nhận và hiểu nhau để cùng tồn tại giữa Trung Quốc và Mỹ là điều hết sức quan trọng. Đó chính là nội dung bài phát biểu của Phó Doanh, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc về quan hệ Trung – Mỹ tại Viện nghiên cứu Mỹ, Học viện khoa học xã hội Trung Quốc. Dưới đây là một số nội dung chính của bài phát biểu.
Mặc dù nền kinh tế đang phải đối mặt với những điều kiện khó khăn, nhưng Nga không dễ bị "quật ngã" trong lĩnh vực tài chính. Thực tế cho thấy vấn đề nợ nước ngoài của Nga thời gian qua đã được thổi phồng đáng kể.
Giá trị kinh tế của các đảo ở Biển Đông là không đáng kể và có thể được giải quyết tương đối nhanh chóng. Giá trị chiến lược to lớn và kết quả của cuộc tranh giành các đảo này sẽ có tác động toàn cầu. Bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự trong khu vực sẽ dẫn tới hậu quả chính trị và kinh tế toàn cầu.
Chính sách của Mỹ và cả Trung Quốc đều theo hướng cứng rắn hơn và mọi động thái tiêu cực bởi bên này sẽ được bên kia tìm cách đáp trả. Phức tạp hơn, Trung Quốc cho rằng mình đã mạnh hơn và thấy không nhất thiết phải kiên nhẫn. Cần phải làm gì trước tình hình này?
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất thiết phải có lập trường chung trong vấn đề Biển Đông nếu không muốn tiếp tục bị chia rẽ bởi ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, xa hơn nữa khu vực này sẽ không có hy vọng sống trong hòa bình khi mà sức mạnh và sự quyết đoán của Trung Quốc ngày càng tăng.
Khi nào thì chiến lược này đạt “trạng thái cân bằng” như mong muốn của Mỹ để chuyển sang một giai đoạn khác? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực này.
Mỹ chưa bao giờ tiến hành một cuộc chiến tranh thông thường đối với một đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh của nước này phải sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ về quân sự đối với cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc, đồng thời tránh để leo thang hạt nhân. Do đó, phát triển các chiến lược quản lý leo thang sẽ là một phần không thể thiếu trong những nỗ lực của Mỹ nhằm mở rộng khả...