Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) ngày 2/6 đăng bản tin tháng 6/2015 về Cập nhật Hành động phòng ngừa đối với cuộc xung đột ở Biển Đông. Sau phần cập nhật các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, Bản cập nhật có những gợi ý và kiến nghị chính sách cho chính phủ Mỹ đối phó với tình hình. Lược dịch một số nội dung chính của báo cáo.
Động cơ AIP là động cơ đẩy không phụ thuộc vào không khí từ bên ngoài. Khi được trang bị động cơ này, tàu ngầm có thể hoạt động mà không cần sử dụng ôxy lấy từ không khí bên ngoài. Đó chính là những ưu điểm mà các nước châu Á chú trọng trang bị cho lực lượng hải quân loại tàu ngầm này, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ khu vực như hiện nay.
Trong 25 năm tới, nếu Mỹ có thể ngăn chặn Trung Quốc có cơ hội dễ dàng gây sức ép với các nước, cục diện Châu Á có thể thay đổi theo hướng là biến Trung Quốc thành một quốc gia mạnh giữa những quốc gia mạnh khác. Kết quả này thoả mãn các nước Mỹ và Châu Á và cũng sẽ thỏa mãn một Trung Quốc có vai trò lãnh đạo nhưng không tìm cách xây dựng bá quyền.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, ngày 3/6, Ấn Độ và Mỹ đã thảo luận tình hình khu vực Biển Đông và các biện pháp có thể giúp ổn định khu vực, trong bối cảnh có những thông tin về việc Trung Quốc tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo mới đang làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Đông Nam Á.
Trung Quốc đang làm rõ hơn ý định can dự vào khu vực Đông Nam Á để hỗ trợ cho kế hoạch đầy tham vọng: làm sống lại các tuyến đường thương mại tơ lụa thời cổ đại. Nhưng Indonesia cần phải thận trọng trước khả năng Trung Quốc có thể sử dụng "Con đường tơ lụa" cho các mục đích quân sự.
Những tranh cãi về hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông có vẻ như bớt gay gắt hơn tại "Đối thoại Shangri-la 14" vừa diễn ra ở Singapore trong các ngày 29-31/5. Tuy nhiên, căng thẳng ở khu vực này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới do triển vọng tìm ra một giải pháp ngoại giao vẫn còn xa vời.
Có lẽ những gì đang xảy ra có thể sẽ là tiền đề cho những cuộc xung đột mạnh mẽ và với quy mô lớn hơn trong tương lai giữa một siêu cường đang thoái trào là Mỹ trước một siêu cường đang lên là Trung Quốc. Siêu cường ấy kiên nhẫn với sự lựa chọn của họ, kiên định với phương pháp mà họ thực hiện.
Các chuyên gia cho rằng quan điểm của Campuchia, cũng giống như của nhiều quốc gia khác trong khu vực, trên thực tế bị chi phối bởi lợi ích cá nhân.
Do Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS và Mỹ tôn trọng bộ luật quốc tế này, nên có cơ sở cho việc thương thuyết trực tiếp và nghiêm túc giữa Mỹ và Trung Quốc về sự mập mờ của cái gọi là "Đường 9 Đoạn" và sự bảo đảm quyền tự do hàng hải. Với hoạt động ngoại giao được quản lý thích hợp, có thể tránh được xung đột Mỹ-Trung tại Biển Đông.
Quan hệ an ninh Nhật Bản-Úc góp phần quan trọng vào hòa bình, ổn định khu vực. Tuy nhiên, mối quan hệ này đang chịu ảnh hưởng bởi môi trường an ninh khu vực ngày càng thay đổi, nhất là quan hệ ràng buộc của hai nước này với Trung Quốc.