Căng thẳng tại các vùng biển ở Châu Á do các hành động đơn phương của Trung Quốc từ lâu đã dấy lên nhiều câu hỏi về hòa bình và ổn định lâu dài, cơ sở cho phát triển chung của khu vực. Căng thẳng này không có dấu hiệu dịu bớt bất chấp quan ngại ngày càng gia tăng của quốc tế. Vì vậy, Mỹ và các nước ASEAN cần phải thiết lập và áp đặt cái giá phải trả, bên cạnh nỗ lực của chính sách đối ngoại, nhằm ngăn...
Nếu Trung Quốc vẫn trì hoãn đàm phán một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, mặt khác tiếp tục xây dựng đảo, cố gắng kiểm soát khoảng 80% diện tích Biển Đông bằng sức mạnh quân sự và cho rằng vấn đề này là "không thể thương lượng" thì nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương là điều khó tránh khỏi.
Ngày 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân trong năm nay, một động thái bị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho là nhằm mục đích đe dọa.
Tranh chấp Biển Đông dường như đã thay đổi về bản chất do sự gia tăng xung đột trong những năm gần đây và tranh chấp hiện đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Điều này được lý giải là do sự thay đổi chính sách lớn của Trung Quốc. Trên thực tế Trung Quốc hành động không tôn trọng các quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp và làm tất cả để xoá bỏ hoàn toàn nguyên trạng ở khu vực Biển Đông.
G7 ra tuyên bố chung phản đối Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông; Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung của G7 và đẩy mạnh kế hoạch khai thác dầu ở Biển Đông; Việt Nam hoan nghênh mọi đóng góp xây dựng vì ổn định ở Biển Đông; Philippines chiếu phim tài liệu về Biển Đông; Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này; Mỹ thúc giục Trung Quốc ngừng xây dựng trái phép ở Biển Đông
Tăng trưởng kinh tế với hai con số liên tục trong vài thập kỷ đã mang lại cho Trung Quốc thành tựu về phát triển đất nước và vị thế trên thế giới. Tuy nhiên, chính sự phát triển kinh tế chóng mặt này cũng đem đến cho Trung Quốc những thách thức lớn từ bên trong và bên ngoài. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ phác họa bức tranh đa sắc màu của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh thế giới hiện nay đồng...
Giáo sư Carl Thayer cho rằng, với hoạt động cải tạo đất, Trung Quốc đang thay đổi bản chất của UNCLOS và cắt xén vùng biển trung tâm của Đông Nam Á.
Mặc dù vấn đề căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa trong nhiều năm trở lại đây gặp phải không ít những phản đối gay gắt của cả người dân sinh sống trên hòn đảo và của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, dường như Tokyo hiện nay đang có những tính toán xa hơn trong mối quan hệ với Mỹ khi tỏ thái độ phớt lờ phản ứng gay gắt của người dân trên hòn đảo này.
Chiến lược “xoay trục” sau này là “tái cân bằng” lần đầu được Ngoại trưởng Mỹ Clinton nêu ra trong một bài viết vào tháng 10/2011. Tuy nhiên ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lược này vẫn chưa được đánh giá một cách toàn diện ngay cả trong nội bộ nước Mỹ trong khi Trung Quốc hiện nay có các hành động đơn phương đe dọa các nước láng giềng và gây tổn hại đến ổn định khu vực.
Thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Philippines, được ký kết hơn 1 năm trước đây nhằm đối phó lại sức mạnh hải quân đang tăng lên của Trung Quốc ở Biển Đông, cho tới nay vẫn chưa được thực hiện, và hiện có thể phải đối mặt với một trở ngại chính trị mới ở Manila.