Liên quan đến bình luận của Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ rằng Mỹ sẵn sàng ủng hộ ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chung ở Biển Đông, phóng viên TTXVN tại Singapore đã trao đổi về vấn đề này với chuyên gia về an ninh biển khu vực Collin Koh Swee Lean thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam
Vùng giao thoa chiến lược khi được nới rộng ra có thể giảm thiểu nguy cơ mất kiểm soát, nhất là trong giai đoạn đầy thách thức khi Trung Quốc trỗi dậy. Nhưng đâu là vùng giao thoa để hai nước có thể cùng chung quan điểm, cùng lời ích để đi đến hợp tác?
Giới chuyên gia Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc không có mục đích nào khác ngoài mục đích quân sự khi cải tạo đảo tại Biển Đông. Các đường băng này sẽ cho phép Trung Quốc triển khai sức mạnh quân sự, răn đe các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines và ngăn chặn sự tiếp cận của Mỹ.
Những ẩn ý trong chính sách này thể hiện qua việc Chính quyền Jokowi tối ưu hóa lợi thế quốc gia, mặc cả với các nước khác xây dựng quan hệ thân thiện với mình kể cả các nước trước đây đã từng xảy ra xung đột.
Trung Quốc đang thách thức trực diện với Mỹ trên mọi lĩnh vực, nếu không có những chính sách hiệu quả, lợi ích khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ bị thách thức, sức mạnh và tầm ảnh hưởng sẽ bị đe dọa. Mỹ cần tập trung vào 5 mục tiêu trong việc triển khai chính sách với Trung Quốc.
Sự phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc đang đe dọa vị thế của Mỹ trong khu vực và toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận chia sẻ “quyết định số phận của thế giới” với một quốc gia khác. Điều đó càng khiến cho mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Washington đang không ngừng gia tăng.
Mục tiêu tăng cường hải quân của Trung Quốc rõ ràng là nhằm thách thức ưu thế của hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương và hăm dọa, buộc các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản, phải thừa nhận sức mạnh chi phối của Trung Quốc. Và những gì chúng ta đang chứng kiến mới chỉ là sự khởi đầu.
Việt Nam và Úc đều có những lợi ích chiến lược chung, trong đó nổi bật là nhân tố Trung Quốc và đây chính là điểm mấu chốt để quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Trung Quốc biện bạch hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông; Việt Nam phản đối Trung Quốc mở rộng các bãi đá ở Trường Sa; Philippines cáo buộc Trung Quốc tàn phá môi trường ở Biển Đông; Tướng Mỹ lo ngại khả năng Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông; Ngoại trưởng các nước G7 thảo luận về an ninh biển ở Châu Á; Mỹ - Nhật - Hàn kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông
Cuộc khủng hoảng Ukraina và sự trừng phạt kinh tế tiếp theo từ phía phương Tây mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, ban đầu vốn là "cuộc hôn nhân vụ lợi" đã phát triển thành mối quan hệ đối tác gần gũi hơn. Giờ đây, khả năng Nga hỗ trợ Trung Quốc trong cạnh tranh ngày càng gia tăng với Mỹ đã tăng lên.