Hoạt động xây dựng và cải tạo đảo của Trung Quốc đã khiến cho cộng đồng khu vực và quốc tế hết sức quan ngại. Tuần vừa qua, đồng loạt các tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin và đánh giá mưu đồ của Trung Quốc cũng như tác động của hoạt động này đối khu vực, làm xói mòn nghiêm trọng đến các quy định và luật pháp quốc tế hiện hành.
TPP với sự tham gia của 12 quốc gia Thái Bình Dương mà không có sự tham gia của Trung Quốc, sẽ sắp xếp lại các mối quan hệ địa chính trị trong khu vực và giúp ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông
Hầu như dư luận mới chỉ tập trung bàn luận về sự bất lực của Mỹ trong ngăn chặn các nền kinh tế lớn tham gia, nhưng lại không quan tâm đến thực tế là những ngân hàng cho vay phát triển đa phương thường xuyên gặp thất bại, và cần làm gì để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay trong lĩnh vực này.
Một phần quan trọng của tăng trưởng kinh tế chưa từng có ở Trung Quốc trong 30 năm qua có thể được quy cho “lợi tức nhân khẩu học”. Tuy nhiên, với mức sinh hiện nay, sự đóng góp của “lợi tức nhân khẩu học” vào tăng trưởng kinh tế sẽ gần như bằng không trong vài năm tới. Vậy Trung Quốc cần phải làm gì?
Không có dấu hiệu cho thấy chiến tranh sắp xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, nhưng hiện tượng bồi đắp đảo và nỗ lực của Trung Quốc vung tiền xây dựng một lực lượng hải quân nước sâu với các tàu sân bay và tàu ngầm là một phần của chiến lược địa kinh tế và địa chính trị, với mưu đồ tái định hình cán cân quyền lực ở châu Á, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Ngày 12/4, bà Hillary Clinton tuyên bố sẽ một lần nữa nỗ lực vượt qua điều mà bà gọi là "rào cản cao nhất và khó khăn nhất trên con đường sự nghiệp" khi bà bắt đầu khởi động chiến dịch tranh cử lần thứ hai để chạy đua vào Nhà Trắng. Ngay lập tức, những đối thủ tiềm tàng của bà cũng bắt đầu có những động thái phản công.
Cuộc gặp giữa giới chức Trung Quốc và Hàn Quốc bàn về phân định ranh giới biển ở Hoàng Hải diễn ra hồi tháng 1 vừa qua đã tạo cơ hội để cải thiện quan hệ song phương cũng như triển vọng mở rộng thỏa thuận này tới những vùng biển khác, đặc biệt là Biển Đông.
Việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân gần Vịnh Aden với tuyên bố là chống cướp biển là điều bất hợp lý bởi tàu ngầm sẽ vô dụng trong các hoạt động chống cướp biển. Như vậy mục đích thật sự là gì? Ấn Độ cần phải nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Cách thức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hàng thế kỷ trước có thể là ý tưởng tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối phó với tình trạng kinh tế giảm tốc hiện nay, đó là tập trung đầu tư và phát triển kế hoạch “Một Vành đai, Một Con đường”.
Nhật báo "Wall Street Journal" số ra mới đây cho rằng Việt Nam đã hồi sinh chiến lược "du kích", như từng sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đối phó với sức mạnh vượt trội của Trung Quốc ở trên biển khi quyết định mua sắm hạm đội tàu ngầm.