Trung Quốc triển khai giàn khoan Ocean Oil 981 ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng đi thăm Mỹ; Việt Nam dựng tượng đài Trần Hưng Đạo ở Trường Sa; Philippines tuyên bố đơn phương đưa tranh chấp Scarborough ra tòa án quốc tế và đổi tên bãi cạn; Mỹ đối thoại an ninh cấp cao, tăng gấp ba viện trợ quân sự cho Philippines; Ấn Độ tuyên bố hoạt động của ONGC Videsh ở Biển Đông chỉ mang tính thương mại.
Học giả TQ: Thế kỷ 21 là thời kỳ cơ hội chiến lược mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi sức mạnh tổng hợp của Bắc Kinh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, càng lớn mạnh thì môi trường an ninh xung quanh càng biến động và bất ổn. Do vậy, trong thời kỳ này, Trung Quốc buộc phải cân bằng giữa phát triển kinh tế và quân sự
Brunei muốn đẩy mạnh những hoạt động hợp tác quân sự với Mỹ, trong đó bao gồm các cuộc diễn tập hải quân, trao đổi, thăm viếng, và chia sẻ thông tin tình báo. Ngoài ra, Brunei cũng đánh giá ASEAN và Trung Quốc vẫn bế tắc trong đàm phán đối với vấn đề khai thác chung tại Biển Đông.
Trong các cuộc thảo luận tại Lầu Năm Góc, bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung đã thảo luận các vấn đề gai góc như không gian mạng, nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ, bế tắc giữa Trung Quốc với Philíppin về các đảo tranh chấp tại Biển Đông và chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Việc thiếu sự chỉ đạo nhất quán và phối hợp chặt chẽ về vấn đề Biển Đông trong nội bộ Trung Quốc, thêm vào đó là sự mơ hồ trong chính sách Biển Đông của chính quyền trung ương, các cơ quan, lực lượng liên quan đã lợi dụng điều này nhằm gia tăng lợi ích cục bộ của mình. Tất cả các nhân tố trên là nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay
Truyền thống báo chí Trung Quốc liên tục “dọa dẫm” Philippin trong vấn đề Scarborough, và tất nhiên cũng không quên gửi lời “nhắc nhở” đến Mỹ - quốc gia hiện nay Philippin đang trông chờ có những động thái ủng hổ tích cực về mọi mặt nhằm cân bằng và đối chọi lại với Trung Quốc trong tranh chấp Scarborough.
Trong bài phân tích trên "Globalresearch", Tiến sĩ Paul Craig Roberts cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối lợi lớn đối với tổ hợp quân sự-an ninh Mỹ. Một cuộc xung đột chiến tranh lạnh lâu dài với nước này sẽ khiến lợi nhuận lớn đổ vào túi các công ty sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ.
Lợi ích Trung Quốc đang ngày càng vươn xa và mở rộng khắp nơi, và nó đang gây ra những xung đột lợi ích với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng những thách thức về an ninh từ bên ngoài đối với Trung Quốc. Làm thế nào để hoàn thiện và thực hiện đối sách hợp lý nhất và toàn diện nhất để đưa Trung Quốc trở thành cường quốc toàn diện?
Thời gian qua, Mỹ-Nhật đẩy mạnh việc tăng cường hợp tác với một số nước thứ ba như Philíppin, Ấn Độ hay Cadắcxtan trong vấn đề an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục đích của việc mở rộng mạng lưới liên kết đa quốc gia này là nhằm kiềm chế Trung Quốc - quốc gia đang gia tăng các hoạt động tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Đại học Quốc phòng TQ: Tuy quan hệ Trung-Phi hiện nay rất căng thẳng, nhưng khả năng Trung-Phi nổ ra chiến tranh không lớn. Báo chí vô trách nhiệm đẩy kỳ vọng của dân chúng lên quá cao, làm cho rất nhiều người không rõ đại cục, hy vọng chính phủ sẽ sử dụng vũ lực. Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Trung-Phi vẫn phải dựa vào nỗ lực ngoại giao.