Chuyến thăm lần thứ hai đến Myanmar của Đặc phái viên ASEAN đã có những bước tiến nhất định kể từ khi ASEAN ra Đồng thuận 5 điểm tại Bali vào tháng 4/2021. Tuy nhiên, một giải pháp hòa bình lâu dài vẫn là điều xa vời trừ khi các bên liên quan ở Myanmar bắt đầu đối thoại chân thành, thẳng thắn vì lợi ích của người dân Myanmar.
Ngày 26/5/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra Tuyên bố về cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc, kế thừa chiều hướng chính sách của chính quyền tiền nhiệm nhưng có một số nét khác biệt.
Ngày 23/5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) . Cùng ngày, Nhà Trắng đưa ra bản Thông tin riêng và tuyên bố họp báo về IPEF . Các tuyên bố này phần nào giải đáp các quan ngại về chính sách khu vực của Mỹ dù vẫn để lại một vài khoảng trống.
Ngày 20-24/5, Tổng thống Biden đã có chuyến công du Châu Á đầu tiên, làm việc với Thủ tướng Nhật Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-youl. Tại đây, Mỹ đã đưa ra hai tuyên bố chung cấp lãnh đạo Mỹ - Hàn và Mỹ - Nhật . Mặc dù cùng tập trung vào an ninh khu vực và cùng thúc đẩy quan hệ đồng minh hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”, nội dung hai văn bản có nhiều điểm khác biệt.
Nếu tiêm kích tàng hình J-20 được triển khai ở Biển Đông với động cơ WS-15 do Trung Quốc tự chế tạo, điều này sẽ tác động mạnh đến cán cân sức mạnh không quân ở Biển Đông bởi lợi thế và sức mạnh vượt trội của J-20.
Ngày 11/2/2022, Chính quyền Biden công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới gồm 5 trụ cột và 10 nhóm hành động. Chiến lược mới có nhiều điểm khác biệt so với văn bản tương tự trước đó của Chính quyền Trump năm 2019, với nhiều bước triển khai chính sách cụ thể hơn nhưng vẫn còn những khoảng trống cần lấp đầy.
Sau khi Trung Quốc tuyên bố với thế giới rằng, nước này đã đạt được mục tiêu 100 năm đầu tiên - xây dựng xã hội khá giả toàn diện - người dân Trung Quốc và thế giới lại đang tiếp tục “ngóng chờ” đến mục tiêu một trăm năm lần thứ hai của Trung Quốc.
Ngày 20/1/2022, Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Benfold đã tiến hành 2 hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần quần đảo Hoàng Sa (20/1) và Trường Sa (18/1). Nhìn tổng thể các động thái của Mỹ tại Biển Đông trong thời gian gần đây, hoạt động này có ba điểm đáng chú ý.
Ngày 14/12/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có bài phát biểu về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Jakarta, Indonesia, trong khuôn khổ chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên. So với các phát biểu trước đó của các quan chức Mỹ về khu vực, phát biểu lần này có một số điểm đáng chú ý.
Ngày 16/9/2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố báo cáo chung “Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” So với bản Kết luận về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hội đồng châu Âu hồi tháng 4/2021, văn bản mới vẫn thể hiện cách tiếp cận nhất quán của EU với khu vực nhưng có phương hướng triển khai cụ thể hơn.