Đây là vụ kiện khá đặc biệt khi lần đầu tiên xem xét sử dụng cơ chế Phụ lục VII của Tòa Trọng tài luật biển quốc tế; lần đầu tiên do một bên đơn phương kiện về việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc từ chối không tham gia vụ kiện nhưng thể hiện quan tâm sâu sắc khi công bố tài liệu lập trường tháng 12/2014 và hai thư của Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan gửi Tòa.
Những diễn biến căng thẳng trong khu vực với điểm nóng Biển Đông đã thúc đẩy Úc đưa ra những bước đi thật sự chủ động trong chính sách đối ngoại, bao gồm việc thắt chặt hợp tác an ninh với đối tác đồng minh truyền thống, ứng xử tích cực hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông và nỗ lực hình thanh tam giác chiến lược với các đối tác an ninh mới.
Quá trình mở rộng và hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông tại khu vực tiểu vùng sông Mekong tăng tốc trong 5 năm trở lại đây và Trung Quốc là một động lực thúc đẩy. Sự xuất hiện của các “vùng tập trung quốc tế” được liên kết và thúc đẩy bởi Trung Quốc không những đang thay đổi “địa kinh tế”, mà còn định hình những hình dung về địa “chiến lược và chính trị” trong khu vực.
Các bức ảnh của AMTI về mức độ cải tạo đất trong Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam đã nảy sinh các cuộc tranh luận về ai là kẻ xâm lược lớn nhất và thế nào là nguyên trạng ở Biển Đông.[1]
Bài viết này xem xét khả năng thành lập lực lượng tuần tra chung ở Biển Đông trên cơ sở phân tích hai sáng kiến Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca (MSSI) và các hoạt động tuần tra chung tại Malacca (MSSP) như những trường hợp thành công. Dựa trên những phân tích đó, bài viết thảo luận về khả năng tham khảo những sáng kiến trên cho việc thiết lập một mô hình tương tự tại Biển Đông.
Đòn bẩy cơ sở hạ tầng tác động tích tực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào cách xử lí của quốc gia trong phạm vi đòn bẩy. Đối với Việt Nam hiện nay, nếu chưa tận dụng được lợi thế từ đòn bẩy này, thì ít nhất đừng để trở thành mục tiêu của nó.
Động thái ồ ạt bồi đắp cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang báo động cả khu vực cũng như Mỹ và các nước khác. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 cũng ra tuyên bố chung quan ngại về hoà bình, ổn định, an ninh, môi trường ở biển này.
Hành vi “đảo hóa” của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang làm hủy hoại nghiêm trọng môi trường, làm mất cân bằng sinh thái Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với xu hướng của khu vực về bảo vệ môi trường biển.
Đáp lại những lo ngại của thế giới về quy mô và tốc độ cải tạo các bãi ngầm thành các đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung Quốc lại có thêm một bước tiến mới khi loan tin chuẩn bị triển khai các đảo di động ở Trường Sa.
Những động thái gần đây cho thấy Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật mới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Tuy nhiên, khả năng hiện thực hóa giấc mơ này còn bỏ ngỏ, khi ngày càng có nhiều nước lo ngại và phản ứng với các tham vọng của Trung Quốc.
Xung đột lợi ích không chỉ còn giới hạn giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà giữa một bên là Trung Quốc và một bên là cả cộng đồng quốc tế. Đây là sự thay đổi nguyên trạng khu vực lớn nhất theo đúng nghĩa từ thay đổi tương quan lực lượng, ổn định khu vực tới thay đổi môi trường biển.