Khi Đông Á và Đông Nam Á bước vào giai đoạn bất ổn bắt nguồn từ những tranh chấp lãnh thổ leo thang, đòi hỏi cấp bách hiện nay là tất cả các bên tranh chấp cần kiềm chế để căng thẳng không vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Đồng thời, có những bài học cần phải rút kinh nghiệm ngay.
Đúng như mong chờ của dư luận, John Kerry, Thượng nghị sỹ lâu năm từ bang Massachusetts, cựu ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ năm 2004 ngày 22/12 đã được Tổng thống Barack Obama chỉ định thay bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ.
Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đề ra những mục tiêu của họ trong những năm tới, nhưng đằng sau sự thể hiện đoàn kết để thúc đẩy Cộng Hòa Xã Hội mang màu sắc Trung Quốc, sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và thịnh vượng cho người dân, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về con đường đi đến những mục tiêu đó tại Trung Quốc.
Môi trường bên ngoài Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp. Tập Cận Bình rất có thể sẽ tiếp tục nỗ lực để duy trì quan hệ ổn định với Mỹ, đồng thời tích cực mở rộng sức mạnh quân sự và tăng cường bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở khu vực.
Cuộc bầu cử Quốc hội Nhật tuần vừa qua đã đưa Đảng Dân chủ Tự do Nhật và lãnh tụ của Đảng, cựu Thủ Tướng Shinzo Abe trở lại cầm quyền sau vài năm thống trị của Đảng dân chủ tự do DJP do Thủ Tướng Yoshita Noda lãnh đạo.
Tiến trình bầu chọn lãnh đạo tại Mỹ và Trung Quốc hồi đầu tháng 11 vừa qua đã làm nổi bật những khác biệt rõ rệt giữa hệ thống chính trị hai nước. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc hiện có chung những mục tiêu phát triển quốc gia là tăng cường sự phồn vinh, thu hẹp bất bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường.
Ưu tiên chính của Trung Quốc là giữ gìn ổn định trong nước. Với số dân 1,4 tỷ người và nhu cầu cần nguyên liệu thô đang ngày càng gia tăng, những kinh nghiệm từ Trung Đông và Bắc Phi năm 2011 đã cho thấy rõ nếu không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của nhân dân thì có thể châm ngòi cho bất ổn dẫn tới sụp đổ của Đảng
Việc Trung Quốc in bản đồ chữ U lên hộ chiếu của nước này đang gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia liên quan. Bài viết phân tích khía cạnh mới của vụ tranh chấp từ quan điểm của luật quốc tế, cụ thể là việc Việt Nam và Ấn Độ từ chối đóng dấu lên các hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Những động lực mới đang nổi lên trong quan hệ vô cùng quan trọng giữa hai cường quốc châu Á Trung - Ấn. Hai người khổng lồ châu Á đang tăng cường hợp tác toàn cầu sâu hơn trong khi vẫn tiếp tục rơi vào cấu trúc đối thủ khu vực.
Bắc Kinh ngày càng cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ, khiến những hy vọng ban đầu về chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc sẽ làm giảm căng thẳng trên Biển Đông dần biến mất.