1) Bắc Kinh đang thể hiện quan điểm cứng rắn hơn tại vùng nước đang tranh chấp.

Tuyên bố mới đây của Trung Quốc về việc tàu tuần tra sẽ bắt đầu lên và khám xét bất kỳ tàu nước ngoài trong vùng mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông vào đầu năm 2013 đã tạo mối đe dọa lớn nhất đối với tự do hàng hải trong khu vực có vị trí vô cùng quan trọng đối với thương mại toàn cầu này.

Gần đây Trung Quốc cũng gây gia tăng căng thẳng khi phát hành hộ chiếu mới có bản đồ chính thức của Trung Quốc trong đó bao gồm tất cả các vùng tranh chấp tại Biển Đông và ngoài Biển Đông. Động thái này đã châm ngòi cho phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trong đó có cả các đối thủ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.

Ngoài ra, Campuchia, đồng minh chủ chốt của Trung Quốc đã ngăn chặn việc đưa các tranh chấp lãnh thổ hiện nay vào chương trình chính thức của Thượng đỉnh ASEAN, tạo nên sự phản ứng mạnh mẽ của các nước như Philippines.

2) Nhiều nhân tố có thể giải thích cho thái độ cứng rắn mới đây của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ

(i) Nhằm củng cố quyền lực, giới lãnh đạo mới Trung Quốc rõ ràng không muốn thách thức bất kỳ sự phản ứng của công luận nếu giảm quan điểm cứng rắn đang ngày càng tăng, kế thừa từ thời của Hồ Cẩm Đào.

(ii) Ông Tập Cận Bình có thể đang thử cái gọi là chiến lược quay lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ thông qua việc đánh vào các đồng minh quan trọng của Mỹ. Chiến lược của Mỹ đã được thực hiện trong hơn hai năm qua và vẫn còn có nhiều câu hỏi liên quan về ý đồ, tính khả thi và tác động của chiến lược này.

(iii) Các nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đã đặt cược quá lớn vào các tranh chấp theo các cách khác nhau và có nhiều cơ hội không chỉ để thử quyết tâm của Trung Quốc mà còn ghi điểm chính trị cũng như khuyến khích sự can dự chiến lược lớn hơn từ Mỹ.

3) Khuyến khích phái diều hâu

Sự tính toán về thời gian mà Trung Quốc thực hiện các khiêu khích gần đây đáng để học hỏi.

Một số chuyên gia chiến lược cho rằng những yếu tố không chắc chắn trong khả năng cung cấp tài chính cho chiến lược quay lại châu Á của Mỹ đã thúc đẩy các yếu tố diều hâu hơn trong giới lãnh đạo mới Trung Quốc, bao gồm những người đang có ý định đẩy những hạn chế trong tranh chấp lãnh thổ theo con đường chủ nghĩa dân tộc để củng cố quyền lực trong nước và tính hợp pháp.

Với những khiêu khích gần đây và việc ASEAN không thể thông qua thậm chí định hướng tạm thời về một COC Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý, một số nhà phân tích chiến lược hiện nay đang tự hỏi liệu tranh chấp lãnh thổ và khả năng dẫn tới hạn chế tự do hàng hải sẽ dẫn tới sự đối đầu về quân sự của Mỹ - Trung trong những năm tới.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc của Mỹ George Little đã cho biết: "Là một cường quốc Thái Bình Dương chúng ta có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải và sự phát triển kinh tế, thương mại và quy định pháp luật không bị ngăn chặn. Các đồng minh, đối tác của Mỹ và sự hiện diện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ về lâu dài tất cả đều phục vụ cho mục đích này”.

Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng cảnh báo kế hoạch của Trung Quốc về ngăn chặn và kiểm tra tàu nước ngoài trong khu vực này sẽ làm tăng “mức độ quan ngại và tạo lo lắng lớn đối với tất cả các bên đặc biệt các bên cần đi vào, qua lại và được tự do qua lại tại vùng nước này.

Bất chấp những cảnh báo, vẫn chưa rõ, Trung Quốc sẽ sẵn sàng ứng phó với sự đối đầu hoàn toàn tại khu vực dù quyết định ngăn chặn và kiểm xét được quan chức tỉnh Hải Nam tuyên bố trước và vẫn chưa hoàn toàn được công bố bởi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không chỉ bày tỏ cam kết tự do hàng hải tại biển Đông mà còn nói nước đôi về những gì được coi là xâm phạm trái phép hoặc vi phạm chủ quyền Trung Quốc của các tàu nước ngoài. Wu Shicun, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam, đã cố xoa dịu sự phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng khi nói rằng các quy định/hạn chế sẽ chỉ áp dụng đối với các tàu thuyền có các hoạt động phi pháp (nhưng không nói rõ cụ thể hoạt động nào) trong vùng 12 hải lý của Trung Quốc hay vùng nước lãnh thổ.

Những hành động gần đây của Trung Quốc cũng để ứng phó với sự cứng rắn ngày càng tăng của các đồng minh khu vực của Mỹ như nỗ lực của Nhật Bản gần đây trong mua đảo Điếu Ngư, Philippines đẩy mạnh sự can dự chiến lược hơn của Mỹ và Việt Nam tăng cường khai thác năng lượng và các dự án thăm dò dầu khí ngoài khơi trong các vùng lãnh thổ tranh chấp. Dù là tăng ngôn từ và mối đe dọa giữa các bên thì tiềm ẩn xung đột biển Đông tiếp tục gia tăng./.

Tác giả Richard Javad Heydarian là chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế. Bài viết đăng lần đầu tiên trên trang Atimes (ngày 7/12).

Hương Trà (gt)