Đảng Dân chủ tự do LDP đã tăng số ghế lên 300 ghế trong Hạ viện 480 ghế. Nếu cộng với số ghế của Đảng liên minh New Komeito, thì chính phủ cánh hữu của Đảng LDP sẽ chiếm đa số 2/3, đủ để sửa đối Hiến pháp hiện nay của Nhật. Đảng DJP, cầm quyền từ năm 2009, đã không thể vượt qua được những thất bại về chính sách đối nội thời kỳ đầu, mặc dù đã đảo ngược được sự sai lầm ban đầu về chính sách đối ngoại: Xa lánh Washington quá sớm. Mối quan hệ an ninh Nhật - Mỹ đã được tăng cường trở lại với những cố gắng ban đầu của DJP để xem xét lại Hiệp định căn cứ quân sự Okinawa với Washington và tuyên bố thời kỳ ban đầu muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc mà LDP đã lên án coi đó là sự xoa dịu với Bắc Kinh. Về một vài khía cạnh, liên minh Mỹ - Nhật chưa bao giờ mạnh hơn và DJP đã tạo ra cho LDP cũng như Mỹ một cơ sở vững chắc để củng cố quan hệ.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Lầu năm góc coi Nhật là hòn đá tảng của chiến lược Đông Á của Mỹ vì vị thế chiến lược, sức mạnh kinh tế, năng lực phòng vệ của Nhật và sự sẵn sàng chứa một lực lượng lớn lính Mỹ có mặt ở đây. Đổi lại việc Mỹ cam kết bảo vệ Nhật chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài, Nhật đã xây dựng lực lượng phòng vệ của đồng thời đóng góp các nguồn tài chính và các sự hỗ trợ khác cho các mục tiêu chính sách của Mỹ kể cả cho phép các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật Bản.

Sau Chiến tranh lạnh, Tokyo và Washington đã điều chỉnh lại liên minh để đối phó với các thách thức của thế kỷ 21. Thí dụ như Tuyên bố chung Mỹ - Nhật 1996 về việc Nhật phối hợp với Mỹ để đối phó với những tình hình xuất hiên xung quanh Nhật Bản. Năm 1997, Tokyo và Washington đã sửa đổi Bản Chỉ đạo hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ năm 1978 để cụ thể hóa việc cung cấp hậu cần của Nhật cho Mỹ đối với các hoạt động đối phó với các tình huống khẩn cấp quân sự ở Đông Á. Năm 1999, Tokyo cũng ban hành Luật khẩn cấp khu vực cho phép chính phủ Nhật tiến hành các hoạch định chung với Mỹ trong các tình huống khẩn cấp ngoài lãnh thổ Nhật.

Năm 2005, Nhật và Mỹ thiết lập Uỷ ban Hiệp thương An ninh (SCC) nhằm tổ chức các cuộc họp giữa các quan chức cao cấp Quốc phòng và Ngoại giao. Từ đó, các cuộc gặp này đã đưa ra các tuyên bố chung làm cụ thể các mục tiêu chiến lược chung, thiết lập vai trò và sứ mệnh quân sự mới, tiến hành các cuộc thương lượng về căn cứ quân sự và triển khai lính Mỹ ở Nhật. Các nhóm làm việc của SCC đã cải thiện hợp tác ở nhiều lĩnh vực quân sự khác nhau như phòng không, bảo vệ hạ tầng cơ sở. Những mục tiêu chiến lược chung đưa ra tại cuộc họp SCC tháng 6/2011 và Tuyên bố chung trong chuyến thăm của ông Noda đến Mỹ tháng 4/2012 đã khẳng định các nguyên tắc dân chủ tự do, củng cố nghị trình chung của hai nước cũng như cam kết của hai nước để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương, thúc đẩy tính minh bạch quân sự, làm giảm việc phổ biến các công nghệ quân sự gây mất ổn định và đảm bảo sự tiếp cận đối với các hoạt động chung toàn cầu kể cả đường không, biển, không gian ảo và vũ trụ.

Để tiếp tục phát triển, học thuyết ‘quân sự về phòng vệ năng động’ của Nhật, được thông qua dưới thời DJP đã tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính sách tái cân bằng châu Á của chính quyền Obama. Học thuyết này kêu gọi thực hiện các biện pháp để củng cố các bảo đảm về răn đe mở rộng của Mỹ, tăng cường các cuộc tập trận, mở rộng sự chia sẻ thông tin tình báo chung, các hoạt động giám sát và trinh sát, tăng cường các hoạt động hợp tác nhân đạo cũng như an ninh vũ trụ và không gian ảo.

Nhật, ngoài việc tiến hành các hoạt động chia xẻ thông tin tình báo, các cuộc tập trận chung, cũng mở rộng sự hợp tác an ninh với các đồng minh khu vực và mở rộng phạm vi xuất khẩu vũ khí có thể cho phép. Nhiều sáng kiến tay ba mới đã được tiến hành trong thời gian qua giữa Nhật, Mỹ và nước thứ ba. Tiến bộ đạt được nhiều nhất là với Australia, với việc tiến hành các cuộc gặp 2+2 Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng năm 2007, và việc ký kết một số Hiệp định Hậu cần liên ngành năm 2010.

Mặc dù Nhật và Hàn Quốc chia sẻ mối quan tâm về Bắc Triều Tiên, nhưng sự hợp tác tay đôi và ba với Hàn Quốc không có được nhiều tiến bộ do những căng thẳng lịch sử và các bất đồng khác tiếp tục chia rẽ hai nước. Mỹ cố gắng tìm cách đẩy mạnh sự hợp tác này nhưng không có nhiều đòn bẩy để thực hiện. Sự thay đối lãnh đạo ở Nhật và Hàn Quốc có thể sẽ tạo ra những cơ hội mới để tạo ra các sáng kiến mới.

Nhật cũng đang tính toán tham gia vào Hiệp định TPP, được coi là sáng kiến cốt lõi về kinh tế đa phương của chính quyền Obama cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và là mô hình cho các Hiệp định thương mại tự do mà Mỹ lãnh đạo trên toàn cầu trong tương lại. Hiệp định TPP sẽ giải quyết nhiều vấn đề vượt qua giới hạn của WTO hoặc các Hiệp định thương mại tự do hiện hành, tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ hơn với các quyền sở hữu trí tuệ, giảm hàng rào phi thuế quan đối với các hoạt động thương mại ngoài việc cắt giảm thuế quan truyền thống.

Mặc dù TPP là tượng trưng cho việc khôi phục sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ ở Đông Á, nhưng tác động về kinh tế toàn cầu của nó sẽ vẫn nhỏ nếu không có sự tham gia của Nhật. Nhưng những nhóm lợi ích đầy quyền lực ở hai nước đặc biệt là nhóm sản xuất lúa ở Nhật và nhóm sản xuất ô tô ở Mỹ đã phản đối lại sáng kiến này. LDP và chính quyền Obama phải có sự suy nghĩ sáng tạo để vượt qua những chướng ngại này.

Trong cuộc vận động tranh cử vừa qua, một số ứng cử viên của LDP và một số nhà chính trị bảo thủ của Nhật đã đưa ra những lời lẽ quá khích về Trung Quốc, cho thấy tính chất chủ nghĩa dân tộc của ông Abe và sự lo ngại rằng cách tiếp cận của ông đối với Trung Quốc sẽ hung hăng hơn so với DJP. Điều này càng củng cố chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc hiện nay vốn đã mang tính hiếu chiến hơn so với những biểu hiện ở Nhật. Trong khi tại các thành phố Trung Quốc đã xảy ra các vụ đập phá chống Nhật do sự căng thẳng về tranh chấp đảo Senkaku, ở Nhật chỉ xảy ra các cuộc biểu tình hoà bình.

Đảm bảo với người Nhật về sự tiếp tục và sẵn sàng của Washington trước mối đe doạ của Bắc Triều Tiên và mối đe doạ quân sự của Trung Quốc vẫn là một ưu tiên tế nhị của Mỹ. Tiếp tục hợp tác với Nhật về Hệ thống phòng thủ tên lửa đạo đạn sẽ giúp củng cố sự đảm bảo về an ninh của Mỹ chống lại Bắc Triều Tiên và Trung Quốc mà không cần tăng cường lực lượng quân sự hoặc làm xa lánh Hàn Quốc. Quan trọng hơn, mặc dù các thay đổi về vị thế quân sự toàn cầu của Mỹ có thể phải làm rõ hơn dưới ánh sáng của các phát triển chính trị và quân sự đang diễn ra, việc tiếp tục triển khai một số lớn quân Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản sẽ tạo ra một cơ chế cụ thể và hiệu quả về cam kết an ninh của Mỹ.

Tuy vui mừng trước việc LDP thắng lợi bầu cử nhưng cũng không nên bỏ qua những đóng góp của DJP đối với liên minh song phương trong 3 năm qua. Việc thử tên lửa của Bắc Triều Tiên vừa qua, chuyển giao lãnh đạo ở Trung Quốc, HQ, Bắc Triều Tiên và những gánh nặng tài chính ở Mỹ đã làm cho mối quan hệ Nhật - Mỹ là sự ưu tiên chung của mọi đảng kể cả ở Tokyo và Washington./.

Theo WorldPoliticsReview (ngày 18/12)

Mỹ Anh (gt)