Trung Quốc đã và đang gây nhiều căng thẳng với các nước khác. Lo ngại về chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc thúc đẩy Mỹ chuyển nguồn lực quân sự nhiều hơn đến châu Á, đồng thời khiến Philíppin, Việt Nam và Thái Lan trở nên cởi mở hơn trước sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã chính thức xác nhận nước này đang phát triển một loại tên lửa siêu hiện đại, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu. Giới phân tích nhìn chung đều cho rằng Trung Quốc nghiên cứu và phát triển loại tên lửa này ngoài mục đích tăng cường năng lực quân sự, còn có mục đích khác là nhằm vào Mỹ - một đối thủ tiềm tàng của Bắc Kinh.
Những năm gần đây, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở các nước châu Á đã trở thành sự thực không phải tranh cãi. Điều dễ nhận thấy rằng hạt nhân của chủ nghĩa dân tộc này là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, cũng là một hình thức của chủ nghĩa dân tộc cổ điển nhất.
Báo "Yomiuri" ngày 29/8 đăng bài viết của chuyên gia quân sự Yoji Koda, người từng là chỉ huy đội tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản về khả năng quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ đang mang lại một diện mạo mới cho tranh chấp tại Biển Đông, đồng thời cạnh tranh giữa các cường quốc càng khiến cho nhiệm vụ của ASEAN trở nên phức tạp hơn.
Trung Quốc phóng thêm vệ tinh giám sát biển, chạy thử tàu du lịch ra Hoàng Sa, tiến hành 3 dự án khảo cổ ở Biển Đông; Mỹ kêu gọi hợp tác để giải quyết vấn đề Biển Đông và lập một sở chỉ huy tiền tiêu ở Tây Philippines; Nhật và Singapore hối thúc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Việc hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản quyết định gặp nhau để nói về những bất đồng giữa hai bên cho thấy đây là một điều có ý nghĩa trong quan hệ song phương vì cuộc gặp này diễn ra vào một thời điểm đặc biệt nhạy cảm.
Tình hình tranh chấp ở Biển Đông hiện nay rất phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là biển đã trở thành vũ đài quan trọng trong các cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế và quân sự trên thế giới, an ninh biển cũng liên quan đến an ninh quốc gia, sự sinh tồn và phát triển của dân tộc.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra về bản chất của sự thay đổi địa chính trị trong khu vực, và cách quản lý tốt nhất sự thay đổi đó phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng tại các quốc gia trong khu vực về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ. Điều này đặt ra câu hỏi về sự cấp thiết của một trật tự khu vực có thể đảm bảo rằng mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò trụ cột cho sự ổn định và thịnh vượng của...
Đối với tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku, La Viện, Phó tổng thư ký Hội khoa học quân sự Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc cần biến bị động thành chủ động, đưa ra nhiều “quả đấm” kết hợp, nhằm tích lũy vốn chiến lược cho giải quyết vấn đề quần đảo Điếu Ngư.