Giới quan chức ngoại giao của các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc vừa đạt được sự thống nhất về văn bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại cuộc họp đang diễn ra ở Bali (In-đô-nê-xi-a). DOC được ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, nhưng đến tận bây giờ hai bên mới thỏa thuận được về văn bản hướng dẫn thực thi DOC.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, hai thượng nghị sỹ John McCain của đảng Cộng hòa và John Kerry của đảng Dân chủ đã đồng ký tên vào một bức thư gửi Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, trong đó bày tỏ những quan ngại của Mỹ về những diễn biến gần đây ở khu vực Biển Đông.
Cần phải nâng cao năng lực của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đối phó với những mối đe dọa an ninh và thách thức mới. Điều đó đã được nêu trong Tuyên bố chung do ngoại trưởng các nước ASEAN đưa ra vào ngày 19/7 tại phiên họp ở Giacácta.
Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 21/7 về: “Trung Quốc nhất trí với ASEAN về những định hướng trong giải quyết tranh chấp trên biển”. Nội dung chính như sau:
Ngày 21/7 tờ Jakarta Post có đăng bài "South China Sea Guidelines Agree" và bài "Guidelines prove that ASEAN, China can deliver results: Marty" giới thiệu nội dung cơ bản của Văn bản hướng dẫn thực thi DOC vừa mới được ASEAN và Trung Quốc thông qua tại Bali.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Denisov mới đây tuyên bố xuất phát từ tính toán lợi ích kinh tế, Nga sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Bình luận về tuyên bố này, tờ “Đại Công báo” (Hồng Kông) ngày 20/7 cho rằng giữa lúc căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục leo thang, có thể quyết định này của Nga là nhằm chứng tỏ Nga quyết không chịu mất phần trong tranh chấp Biển Đông.
Theo "Thời báo Nhật Bản" và hãng tin Kyodo, thỏa thuận giữa Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc nhằm làm dịu tình trạng căng thẳng trên Biển Đông do các vấn đề tranh chấp lãnh thổ là khá quan trọng đối với Nhật Bản, nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Ngày 19/7, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã công bố báo cáo quốc phòng hàng năm (Sách trắng quốc phòng) năm 2011, trong đó nhận định mối đe dọa quân sự của Trung Quốc Đại lục đối với Đài Loan hiện nay lớn hơn bao giờ hết, mặc dù quan hệ hai bờ đã được cải thiện hơn trong vài năm qua.
Tờ Liên hợp Buổi sáng của Singapore đăng bài của Stein Tonnesson, Giám đốc Viện Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Ôxlô (Na uy), cho rằng căng thẳng Biển Đông chủ yếu tập trung ở đường chữ U, và để giảm bớt căng thẳng Trung Quốc cần làm rõ lập trường về đường chữ U đối với cộng đồng quốc tế cũng như dư luận trong nước đang bấy lâu “lầm tưởng” về yêu sách mà Bắc Kinh tuyên bố.
Đông Nam Á cần có một cấu trúc an ninh khu vực mới. Ở Đông Nam Á chưa có những cấu trúc an ninh tương tự như châu Âu Hiện nay, an ninh ở khu vực này phần lớn được quyết định bởi các hiệp định song phương về hợp tác quân sự-chính trị mà Mỹ đã ký kết với một số nước trong khu vực từ thời “Chiến tranh Lạnh”