Ngày 20/7, tại cuộc họp các quan chức cao cấp của TQ và 10 nước thành viên ASEAN về thực hiện Tuyên bố Ứng xử của các bên (DOC) 2002, TQ và ASEAN đã nhất trí về “văn kiện mang tính dấu mốc” với nhiều định hướng sơ bộ để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và cam kết hợp tác trên biển, bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải. Dự kiến dự thảo văn kiện này sẽ được trình lên HNBT để thông qua vào ngày 21/7.

Trong các cuộc thảo luận, Trợ lý BTNG TQ Lưu Trấn Dân cho biết các bên có liên quan cần tập trung thực hiện hợp tác thực tế trong khuôn khổ DOC. Theo nguồn tin của BNG TQ, TQ đã đưa ra một số đề xuất thúc đẩy hợp tác hơn nữa gồm: (i) tổ chức Hội thảo về tự do hàng hải tại Biển Đông; (ii) thành lập 3 ủy ban đặc biệt về nghiên cứu và bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải và các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, và chống tội phạm xuyên quốc gia tại vùng biển này. Sau cuộc họp tại đảo Bali, Indonesia, ông Lưu đã nói với các phóng viên “dự thảo định hướng và văn kiện đánh dấu mốc quan trọng cho sự hợp tác giữa TQ và ASEAN”.

Trợ lý BTNG VN, Phạm Quang Vinh cho biết dự thảo định hướng là một bước khởi đầu tốt nhằm tiếp tục đối thoại để củng cố niềm tin và thúc đẩy ổn định tại khu vực.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2007, các quan chức cao cấp của TQ và ASEAN thảo luận chỉ duy nhất về vấn đề Biển Đông. PLP, Malaysia, Brunei và VN đều tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo thuộc Biển Đông mà về lịch sử thuộc lãnh thổ TQ.

Trong những tháng gần đây, PLP và VN đều phản đối việc các tàu thuyền TQ phá hoại hoạt động thăm dò năng lượng của hai nước này. Cả PLP và VN đều tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, nước đang muốn duy trì tự do hàng hải quốc tế. Động thái mới đây nhất là một nhóm các nhà lập gia PLP đã bay tới đảo do PLP chiếm đóng trên Biển Đông vào ngày 20/7 để khẳng định tuyên bố chủ quyền của PLP.

TQ luôn khẳng định một số sự kiện gần đây đã diễn ra trong vùng nước của TQ. NFN/BNG TQ Mã Triều Húc đã nhấn mạnh TQ “phản đối mạnh mẽ” việc hạ cánh trên lãnh thổ TQ. Trước đó ngày 19/7, NFN/BNG TQ cũng cho biết việc hạ cánh này là đi ngược tinh thần của Tuyên bố không mang tính ràng buộc 2002 giữa TQ và ASEAN. Chuyến đi của các nhà lập gia PLP không có mục đích gì ngoài việc làm xói mòn hòa bình, ổn định tại khu vực và phá hoại quan hệ TQ - PLP.

Theo hãng Kyodo đưa tin, trên tinh thần định hướng, tiến triển trong thực hiện các hoạt động và dự án được các bên nhất trí theo khuôn khổ DOC cần được báo cáo hàng năm tại cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa ASEAN và TQ.

Dự thảo này vẫn chưa được công bố chính thức nhưng theo một số nguồn tin ngoại giao, dự thảo này vẫn chỉ mang tính chung chung nhiều hơn là cụ thể. Các nhà phân tích nhận định điều này do những khác biệt giữa ASEAN và TQ. Thí dụ ASEAN muốn đàm phán tranh chấp Biển Đông trong khuôn khổ đa phương trong khi TQ vẫn khăng khăng chỉ đàm phán song phương.

Ông Tong Xiaoling, Đại sứ TQ tại ASEAN đã cho biết đồng thuận đạt được nhằm góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. “Chúng ta đã dành 9 năm hợp tác vượt qua bất đồng và đạt được đồng thuận cuối cùng. Một số nước đang cố biến ASEAN thành một thực thể khi thảo luận về tranh chấp lãnh thổ với TQ nhưng điều này sẽ không thể giúp giải quyết vấn đề mà chỉ làm phức tạp thêm vấn đề”.

Ông Li Guoqiang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Địa lý và Lịch sử biên giới trên bộ của TQ thuộc Viện Khoa học Xã hội TQ cho biết những định hướng như vậy mới chỉ là bước khởi đầu nhằm hướng tới tuyên bố toàn diện hơn. Và vẫn còn chặng đường dài để đề ra được bộ quy tắc ứng xử quản lý các hoạt động tại khu vực biển này.

Trần Anh (tổng hợp)