Diễn đàn Quốc phòng Mỹ-ASEAN tại Hawaii; Trung Quốc chỉ trích Philippines phá hỏng mối quan hệ song phương và triệu kiến Đại sứ Philippines vì vụ kiện “đường lưỡi bò”; Philippines khẳng định không thách thức Trung Quốc và tuyên bố kiềm chế trong tranh chấp biển; Nhật Bản ủng hộ vụ kiện của Philippines; Mỹ lên án Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông
Trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel phải đảm nhiệm vai chính trong một tình huống giống như bộ phim "Cô nàng lắm chiêu" - một tác phẩm điện ảnh của Mỹ nói về những mối quan hệ phức tạp giữa các nữ sinh trung học.
Báo “Thái dương” của Hong Kong số ra ngày 7/4 đăng bài của cây bút chuyên mục Cổ Lữ cho rằng tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đang bị Philippines chơi trò “chuột vờn mèo” ở bãi Nhân Ái (bãi Cỏ Mây của Việt Nam, đang bị Philippines chiếm đóng trái phép, Trung Quốc và Đài Loan yêu cầu chủ quyền vô lý).
Ngày 18/3, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã có cuộc họp bàn về Biển Đông tại Singapore. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do nhiều nguyên nhân, cả từ việc tìm kiếm chưa có kết quả chiếc máy bay số hiệu MH370 đến việc Trung Quốc đơn phương chặn tàu Philippines tiếp tế cho quân đồn trú nước này trên Bãi Cỏ Mây ngày 9/3.
Sức mạnh đang lên của Trung Quốc, quốc gia đang khiến các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines phải suy nghĩ và đầu tư nhiều hơn về quốc phòng.
Thiếu tướng về hưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - ông La Viện - cho rằng khả năng xung đột giữa nước này và Nhật Bản do tranh chấp lãnh thổ đang tăng lên, và Bắc Kinh sẽ không chỉ phòng thủ.
Từ năm 2012, trong một số cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc với tên gọi "Khóa Việt" (Vắt ngang), người ta đã phát hiện những dấu hiệu về việc xây dựng Bộ Tư lệnh Tác chiến Liên hợp ở sở chỉ huy cơ bản - tức là sở chỉ huy cấp Quân khu - hay còn gọi là sở chỉ huy dự bị, sở chỉ huy tiền tuyến.
Một số nhà hoạch định chính sách đang sử dụng phép loại suy lịch sử khi mô tả tình trạng căng thẳng Trung-Nhật hiện nay giống với tình huống dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hay việc coi tình hình ở Crimea giống như sự khởi đầu sự kiện Đức thôn tính Sudetenland.
Động thái của Nga tại Crimea đang cho thấy cả những giới hạn và tầm quan trọng của biện pháp ngoại giao trong tranh chấp lãnh thổ.
-(VNN 18/4) Lo ngại Bắc Kinh, các nước 'vung tiền' sắm vũ khí: Những lo ngại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đang kéo các quốc gia châu Á vào xu hướng chạy đua vũ trang, có khả năng đạt tốc độ cao trong những năm tới; (VOV 18/4) Abenomics thất bại, kinh tế Nhật lại khủng hoảng? -(ANTĐ 17/4) Nhật Bản tăng cường năng lực tác chiến biển, đối phó Trung Quốc: Ngày 16-4, Bộ Quốc phòng Nhật...