Cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung ở châu Á là điểm then chốt để xác định Campuchia có là chiến trường của cuộc chiến mới hay không. Quyền lực Mỹ dưới thời Donald Trump đang suy giảm, trong khi Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang gia tăng ảnh hưởng.
Phó Thủ tướng Úc Julie Bishop đã đánh tín hiệu về việc Canberra có thể khôi phục lại "kế hoạch nhạy cảm": hợp tác an ninh và ngoại giao với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đồng thời coi đó là một chiến lược cần thiết để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang âm thầm tiếp tục các hoạt động xây dựng và cải tạo trên Biển Đông, và nhiều khả năng sẽ sớm có những biện pháp khẳng định chủ quyền mạnh mẽ hơn.
Liệu Trung Quốc có sắp sửa thay Mỹ trở thành cường quốc số 1 ở châu Á-Thái Bình Dương? Để tìm câu trả lời, châu Á đang chờ đợi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du 10 ngày tới châu Á.
Khi Tổng thống Mỹ tới thăm Trung Quốc, Trung Quốc sẽ dành cho ông những nghi lễ nhằm thể hiện sự hiếu khách và ưu ái đối với nhà lãnh đạo của cường quốc số 1 thế giới, nhưng bên cạnh đó cũng là nhằm ngầm đe dọa vị khách của mình.
Đề xuất việc sử dụng thuật ngữ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thay cho châu Á - Thái Bình Dương, để bao trùm cả Ấn Độ ở phía Tây, Mỹ ở phía Đông, Nhật Bản ở phía Bắc và Úc ở phía Nam, kéo theo nhiều nguy cơ cho các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á và cả ASEAN. Liệu khu vực này có giữ được sự yên bình?
Vấn đề Biển Đông sẽ không đơn giản tuột khỏi mối quan hệ Trung-Mỹ, ngay cả khi không còn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại. Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần phải thiết lập một cơ chế hiệu quả và thống nhất nhằm xử lý các cuộc khủng hoảng tiềm tàng ở Biển Đông.
Biển Đông cách Canberra hơn 6.000 km song những hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này đang khiến giới chức ngoại giao và quốc phòng Úc không khỏi lo ngại ở hai khía cạnh “tự do hàng hải” và “trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.
Nỗi ám ảnh mới của Trung Quốc hiện nay là nước ngọt, nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để duy trì sự sống nhưng đang ngày càng khan hiếm và đe dọa tương lai của kinh tế khu vực châu Á. Trung Quốc đang tìm cách để kiểm soát thượng nguồn bằng cách nắn các dòng chảy qua biên giới qua các con đập và những cấu trúc hạ tầng khác.
Ngày 10/1, Úc tuyên bố nước này sẽ không ủng hộ các hành động của bất kỳ quốc gia nào đi ngược lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vấn đề Biển Đông, trong đó có hoạt động quân sự hóa, đồng thời khuyến khích cả Trung Quốc lẫn Philippines thực thi quyết định này.