Gần đây, Trung Quốc đã tăng tốc các hoạt động không quân và hải quân ở những khu vực nhạy cảm gần Nhật Bản và Đài Loan. Đây là một phần trong công cuộc viễn chinh của nước này nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự ra Thái Bình Dương.
Sau một năm làm Tổng thống Mỹ, mối quan hệ của ông Trump với Trung Quốc đã phản ánh những thay đổi triệt để về chính sách, điều trở thành đặc trưng cho nhiệm kỳ của ông, đồng thời làm suy yếu những mục tiêu chủ chốt của chính quyền Mỹ. Bước sang năm thứ hai, giới phân tích dự báo sẽ có thêm nhiều thay đổi nữa.
Khi tỷ lệ tín nhiệm năng lực lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc tăng lên thì rõ ràng có nhiều cách để Mỹ có thể được lợi bằng việc học hỏi kinh nghiệm từ Bắc Kinh.
Việc cả 10 lãnh đạo nhà nước/chính phủ ASEAN được làm khách mời quan trọng trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68 của Ấn Độ sẽ là một cột mốc nữa cho thấy mối quan hệ được nâng cấp đáng kể. Bất chấp sự kiện chưa từng có tiền lệ này, có một điều cần ghi nhận là mối quan hệ Ấn Độ-ASEAN đã không đạt mức như kỳ vọng.
Ngày 17/1, tàu khu trục USS Hopper đã tiến vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý của Bãi cạn Scarborough. Giới chức Trung Quốc hoàn toàn có thể phớt lờ hoạt động của tàu USS Hopper, song phản ứng gay gắt của họ có thể là dấu hiệu cho thấy cường quốc này đã sẵn sàng đối đầu trực diện với Mỹ.
Ngày 18/1 vừa qua, giới học giả và nhiều quan chức của Indonesia đã kêu gọi ASEAN cần phải tích cực, chủ động hơn trong năm 2018 để đối phó và giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều quốc gia thành viên của Hiệp hội.
Chiến lược Quốc phòng (NDS) mới được Mỹ công bố là chiến lược quốc phòng thực sự đầu tiên của Mỹ trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Chiến lược này làm rõ quan điểm của Chính quyền Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đối với các thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt cũng như đề xuất để giải quyết các lo ngại này.
Nhật Bản đang tìm cách lấp đầy khoảng trống trong quan hệ đối tác với các nước châu Á. Mục đích trước mắt không phải là chống lại hay kiềm chế Trung Quốc mà thay vào đó là lấp khoảng trống mà Mỹ để lại trong các điều khoản về xây dựng quy tắc và kinh tế.
Sự chuyển hướng mạnh mẽ khỏi quan điểm truyền thống vốn thường dựa vào đồng minh hiệp ước là Mỹ của Manila đã khiến dư luận trong nước và khu vực không khỏi choáng váng, nhất là trong bối cảnh tham vọng về chủ nghĩa mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc ngày càng lộ rõ.
ASEAN cần phải giải quyết các vấn đề cấp bách và phức tạp như định nghĩa về quân sự hóa, liệu COC có cần tính ràng buộc và phạm vi địa lý áp dụng trước khi tiến tới đồng thuận về những nguyên tắc làm giảm tranh chấp biển ở Biển Đông.