Nhật Bản đang tạo một cú huých mới nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Nhóm 5 nước Đông Nam Á có sông Mekong chảy qua ("Mekong Five"), vốn được coi là có tầm quan trọng cả về tăng trưởng kinh tế trong nước lẫn cân bằng chiến lược khu vực.
Trong báo cáo "Chiến lược Quân sự Quốc gia" mới nhất được công bố ngày 1/7/2015, Lầu Năm Góc đã nêu đích danh Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran là những mối đe dọa đặc biệt, liệt những nước này vào nhóm "các quốc gia theo chủ nghĩa xét lại".
"Trung Quốc thừa nhận vai trò quan trọng của Ấn Độ trong việc ổn định khu vực Ấn Độ Dương chiến lược, nhưng quan điểm cho rằng khu vực này là 'sân sau' của Ấn Độ có thể sẽ gây xung đột". Đây là lời cảnh báo vừa được các sĩ quan quân sự Trung Quốc cũng như giới chuyên gia đưa ra mới đây.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ-Trung về cơ bản thể hiện ở trạng thái "bình thường mới" với sự đan xen hợp tác và cạnh tranh. Tuy nhiên, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh, quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu xuất hiện xu hướng phát triển mới.
Báo cáo "Chiến lược Quân sự Quốc gia năm 2015" của Lầu Năm Góc khẳng định rằng quân đội Mỹ cần duy trì sự hiện diện trên toàn thế giới để chống lại các quốc gia thù địch và cả những chủ thể phi nhà nước, trong khi đó vẫn cần tiếp tục "nuôi dưỡng" mối quan hệ với các đồng minh khu vực và thúc đẩy các giá trị Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua dự luật được Quốc hội phê chuẩn cho phép ông có thẩm quyền "đàm phán nhanh" về TPP. Đây là hiệp định có ý nghĩa quan trọng ở Vành đai Thái Bình Dương, bao phủ 40% kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tại sao Mỹ lại để Trung Quốc đứng ngoài TPP?
Mọi động thái trong chính sách đối ngoại của Úc đều được đánh giá từ góc độ những khó chịu có thể gây ra cho Trung Quốc. Cách tiếp cận này của Úc cần phải thay đổi. Điều này sẽ nhận được sự tôn trọng của Bắc Kinh nhiều hơn là chỉ tập trung vào những mặt tích cực hoặc nhắm mắt làm ngơ với những hành động của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.
Lợi ích của Nga và Trung Quốc không phải bao giờ cũng trùng hợp. Vấn đề đáng nói là Nga không thể đứng ngoài dự án này nhưng Moskva cần phải cảnh giác với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh.
Quyết định tới thăm khu vực Trung Á, Thủ tướng Modi đang ngầm tuyên bố về những thay đổi đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực này. Kế hoạch tới thăm toàn bộ 5 nước Trung Á đã thể hiện phong cách ngoại giao tích cực của nhà lãnh đạo Ấn Độ, đồng thời phản ánh quyết tâm chính trị mới trong việc đưa New Delhi xích lại gần hơn với khu vực.
Với sự ủng hộ của các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại lưỡng viện, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành được Quyền xúc tiến Thương mại (TPA), điều này mở ra triển vọng tích cực cho tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.