Giải pháp của Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc

Tiến sĩ Paul Craig Roberts, cựu phụ tá bộ trưởng Kinh tế Mỹ thời Tổng Thống Reagan có bài viết “How the Empire will Prevail: Will Washington Foment War Between China and India?” đăng trên "Nghiên cứu toàn cầu" ngày 6/6. Ông cho rằng giải pháp của Mỹ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể là lôi kéo Bắc Kinh vào một cuộc chiến tranh hạt nhân với Niu Đêli.

09/06/2011

Quyền tự do đường biển: chỗ dựa nào? Pháo hạm hay Công ước luật biển.

Báo “Hải dương Trung Quốc” số ra ngày 20/5 đăng bài viết “Sự ngang ngược vô lý của Mỹ liên quan đến ‘quyền tự do đường biển’ nhìn từ góc độ ‘Công ước của Liên hợp quốc về luật biển’” của Từ Tường Dân và Bạch Giai Ngọc, Học viện Pháp luật chính trị - Đại học hải dương Trung Quốc. Hai tác giả này cho rằng “cái gọi là tự do mà Mỹ đòi hỏi đã vượt quá phạm vi mà “Công ước luật biển” cho phép, không thuộc phạm trù tự do hàng hải như “Công ước” đã quy định”.

07/06/2011

Mỹ không thể bỏ rơi Đông Nam Á

Theo "Thời báo châu Á" ngày 4/6 “Southeast Asia rises in US reset” việc quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông mở ra một con đường tiện lợi và ít tốn kém cho Mỹ để can dự vào sân khấu chính trị Đông Nam Á.

06/06/2011

Mỹ chơi trò hai mặt ở Angiêri

Tạp chí Focus của Angiêri vừa có bài phân tích về các nhân tố tác động đến động thái ngoại giao khác nhau của Washington đối với quốc gia Bắc Phi này. Đó là sự đan xen giữa các yếu tố địa chính trị cùng những toan tính của Mỹ ở khu vực này trong bối cảnh còn tồn tại nhiều vấn đề song phương chưa được giải quyết trong mối quan hệ Mỹ - Angiêri.  

03/06/2011

Năm phương án cho Mỹ tại Libi

Mục tiêu loại bỏ Gaddafi của Mỹ và Nato đã quá rõ ràng sau hơn 2 tháng không kích. Tuy nhiên trong trường hợp không kích không có tác dụng hoặc không mang lại tác dụng nhanh chóng, Oasinhtơn sẽ có 5 sự lựa chọn. Nội dung chi tiết “5 Options for the United States in Libya” trên Globalpublicsquare.

02/06/2011

Mỹ sẽ không còn giữ vị thế siêu cường vào giữa thế kỷ 21?

Trong đề mục “The New Rules” số ra gần đây của Tạp chí trực tuyến “World Politics Review” của Mỹ, đăng bài  “The New Rules: U.S. Global Role Depends on Hard Fiscal Choices“ của nhà phân tích chính trị Mỹ Thomas P.M. Barnett, chủ trì đề mục “The New Rules”, đã nhận định ngày nay, vai trò toàn cầu của Mỹ hoàn toàn tùy thuộc vào các lựa chọn tài chính khắc nghiệt. Nhiều nhận thức toàn cầu hiện nay về sự suy giảm dài hạn của Mỹ khỏi vị thế siêu cường duy nhất còn lại của thế giới sau Chiến tranh Lạnh trên thực tế bắt nguồn từ sự suy giảm tài chính của Mỹ.

04/05/2011

Sức mạnh của Mỹ đã thực sự suy giảm

Trong quá khứ, Mỹ đã từng giành chiến thắng trước các đối thủ thách thức vị thế siêu cường của mình là Liên Xô và Nhật Bản. Và sau những chiến thắng đó là thời đại hoàng kim của nước Mỹ. Nhưng lần này thì khác, Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, lãnh thổ rộng lớn, dân số hơn tỷ người sẽ là đối thủ thực sự “khó nhằn” của Mỹ. Đề cập đến vấn đề này, tạp chí Foreign Policy, số tháng 1-2/2011 với bài viết “Think Again: American Decline - This time it's for real.” nội dung như sau.

28/03/2011

Mỹ: Lựa chọn mô hình đế chế

“Khoảnh khắc đơn cực” của Mỹ đã qua, chiến lược “Thống trị toàn cầu” tỏ ra thất bại nhiều hơn là thành công. Vậy chiến lược và mô hình nào sẽ là lựa chọn tối ưu cho Mỹ để duy trì vị trí siêu cường? Về vấn đề này, trang mạng National Interest ngày 16/12/2010 đăng bài viết của Giáo sư Chính trị học Đại học Chicago John J. Mearsheimer với tựa đề Imperial by Design. Dưới đây là tóm lược một số nội dung chính bài viết .

29/12/2010

Chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Obama

Bất kể trong lịch sử hay là ngày nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều là lợi ích trọng tâm của Mỹ. Từ khi lên cầm quyền đến nay, Chính quyền Obama đã không ngừng vạch ra kế hoạch và điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Đến nay, chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền nhiệm kỳ này bước đầu đã hình thành được bộ khung. Bài viết này cố gắng phác họa khung cơ bản chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, đồng thời dựa trên cơ sở đó phân tích những ảnh hưởng của chiến lược này đối với quan hệ Trung-Mỹ và tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai. 

06/11/2010

Nhìn nhận lại tư thế siêu cường của nước Mỹ

Mỹ có thể đang sa sút nhưng không có nghĩa là vị thế siêu cường đang tuột khỏi tầm tay. Rõ ràng, trong các mối quan hệ quốc tế, nước Mỹ vẫn là nhân tố chủ chốt, có ảnh hưởng và chi phối nhất.  Đề cập đến vấn đề này, tạp chí Newsweek số ra gần đây đăng bài phân tích với nội dung như sau.

07/10/2010