07/10/2010
Mỹ có thể đang sa sút nhưng không có nghĩa là vị thế siêu cường đang tuột khỏi tầm tay. Rõ ràng, trong các mối quan hệ quốc tế, nước Mỹ vẫn là nhân tố chủ chốt, có ảnh hưởng và chi phối nhất. Đề cập đến vấn đề này, tạp chí Newsweek số ra gần đây đăng bài phân tích với nội dung như sau.
Giống như sức nóng của mùa Hè, nỗi lo sợ về sự suy sụp sắp xảy ra của nước Mỹ đang đè nặng lên Oasinhtơn vào những ngày này. Liệu Mỹ có đánh mất sức mạnh của mình với tư cách là một siêu cường không? Ngay cả Tổng thống Obama cũng không khỏi có cái nhìn ảm đạm. Obama đã hét lên tại một cuộc mít tinh chính trị vào đầu tháng 8: “Người Mỹ sẽ không bằng lòng với vị trí số hai”. Vậy vị trí thứ 11 thì sao? Đó là thứ bậc của Mỹ trong danh sách 100 nước tốt nhất trên thế giới của Newsweek, không có mặt ngay cả trong top 10. Và khi cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 trở nên trầm trọng, cùng với các cuộc chiến tranh ở Ápganixtan và Irắc, không có một thắng lợi nào về lập pháp – cải cách tài chính! Y tế! – dường như có thể đưa đất nước này thoát khỏi tình trạng chán nản.
Hiện nay Tổng thống đang chuyển hướng sự chú ý sang việc cải thiện hệ thống giáo dục. Bộ trưởng Giáo dục của Obama, Arne Duncan, đã nói vào đầu tháng 8: “Chúng ta không phát triển trong khi những nước khác vượt qua chúng ta”, khi đề cập đến một cột mốc đáng chán nản khác: bản báo cáo của Ủy ban các trường Đại học Mỹ (College Board) đã cho thấy một sự suy giảm “đáng báo động” số những người Mỹ trưởng thành trẻ tuổi đã hoàn thành chương trình đại học; đã từng là nước dẫn đầu trên thế giới, Mỹ hiện nay đứng thứ 12 trên thế giới nếu xét theo thước đo đó.
Theo danh sách của Newsweek, về bất cứ con số nào thuộc các chỉ số, Mỹ không phải là một nước nổi trội hơn tất cả các nước khác như nước này đã từng một thập kỷ trước đây. James Manyika, Giám đốc Viện McKinsay toàn cầu nói: “Về các nền tảng kinh tế chẳng hạn như sự tăng trưởng GDP, tiêu dùng hộ gia đình, sản xuất công nghiệp và thương mại, 10 năm trước đây Mỹ đứng đầu trên hầu hết các chỉ số”. Ngày nay, Mỹ chỉ nằm trong 4 nước đứng đầu trong một số lĩnh vực này, và Mỹ đã rơi xuống 4 nước cuối cùng về Nghiên cứu và phát triển (R&D).
Nhiều chuyên gia lưu ý rằng Trung Quốc và Đức, cả hai đều là các cường quốc xuất khẩu lớn, đã phát triển mạnh về kinh tế, trong khi Mỹ đương đầu với cái mà một số người lo sợ rằng có thể là sự xuống dốc theo kiểu Nhật Bản thành giảm phát và sự tăng trưởng chậm chạp trong dài hạn. Trung Quốc, được cho là siêu cường của tương lai, hiện nay có tỷ lệ các sản phẩm có bằng sáng chế cao hơn nhiều so với Mỹ, cũng như có số kỹ sư tốt nghiệp đại học cao hơn. Và do hầu hết chi tiêu vào R&D của Mỹ xuất phát từ một số ít các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, một số chuyên gia lo ngại các công ty cuối cùng sẽ chuyển vốn của họ sang Trung Quốc. Manyika nói: “Bức tranh về Mỹ đang nổi lên là con đường ở phía trước 10 năm trước đây và ngày nay vẫn ở phía trước, nhưng không còn quá xa ở phía trước”.
Ngoài ra, Mỹ vẫn chưa phục hồi từ những cú giáng nghiêm trọng vào tầm cỡ của Mỹ bởi gần một thập kỷ tranh luận về chính sách. Khi Obama chưa bao giờ biết chán việc nhắc nhở công chúng Mỹ - đang ngày càng ít lắng nghe xét theo tỷ lệ ủng hộ ông - rằng ông thừa kế một nhiệm vụ hết sức khó khăn: mớ hỗn độn lớn do George W.Bush bỏ lại đằng sau. Đầu tiên là có sự đổi hướng các nguồn lực quân sự và sự chú ý từ Ápganixtan sang Irắc – một cuộc chiến tranh và chiếm đóng làm kiệt quệ và không đúng hướng mà nhiều người tin rằng đáng ra không bao giờ được xảy ra. Sau đó Mỹ đã trải qua một giai đoạn dài bất cẩn về tài chính, điều tiết mà đã góp phần vào sự sa sút tồi tệ hơn bao giờ hết kể từ cuộc Đại suy thoái. Cuối cùng, Oasinhtơn đã bỏ lỡ cơ hội lãnh đạo về vấn đề biến đổi khí hậu. Tờ Washington Post đã viết hồi tháng vừa qua, “thập kỷ những con số không” thực sự nghĩa là không có gì: những năm 2000 là “một thập kỷ đã mất”, với sản lượng kinh tế tăng ở mức độ thấp nhất so với bất cứ thập kỷ nào kể từ những năm 1930 và tốc độ tăng trưởng công ăn việc làm chưa từng thấy là bằng không. Không còn nghi ngờ gì nữa, những nước khác đã bắt đầu đuổi kịp Mỹ một cách nhanh chóng.
Cũng không còn ai có thể xem Mỹ như là một kiểu mẫu nữa. Bất chấp sự say mê phấn khích ban đầu bùng lên khắp thế giới đối với việc Obama được bầu là tổng thống – đã từng có ai đoạt giải Nobel Hòa bình với ít nỗ lực hơn chưa? – những người chỉ trích hiện nay quay trở lại phàn nàn rằng Mỹ không còn là tâm điểm của tri thức, hay ngôi sao dẫn đường cho cách ứng xử. Thomas Wright thuộc Hội đồng về các vấn đề toàn cầu ở
Vì vậy, đúng là Mỹ rõ ràng đã trải qua sự suy giảm ở một chừng mức nào đó, tương đối so với các nước khác, và đã đánh mất uy tín của mình. Nhưng ngay cả bị giáng cho nhừ tử thì sức mạnh của Mỹ cũng mau phục hồi hơn là những người phản đối công nhận. Và hệ thống quốc tế phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ với tư cách là người làm bình ổn trung tâm cũng vậy. Điều mà những người phản đối thường bỏ qua là thực tế Mỹ thực sự không có đối thủ. Chắc chắn rồi, Đức là một nước xuất khẩu mạnh; nhưng liệu nước này lúc nào đó sẽ lại có thể là một cường quốc toàn cầu hay không? Ngay cả người Đức cũng không muốn điều đó – họ không có một lực lượng quân sự đáng nói đến, và không ai muốn họ xây dựng một lực lượng quân sự như vậy. Nga thì sao? Đúng, nếu người ta nghĩ rằng các công ty do KGB điều hành và việc ám sát có tổ chức những người chống đối rốt cuộc là một mô hình cai trị tốt. Còn Nhật Bản? Đã từ lâu kể từ khi Nhật Bản cam chịu trở thành Thụy Sĩ của châu Á, giàu có và dễ chịu nhưng hoàn toàn trung lập về mọi việc (có lẽ là trừ việc săn cá voi). Trong khi đó Liên minh châu Âu đang làm tất cả những gì mà nó có thể để gắn kết lại với nhau, do những áp lực thị trường lên đồng tiền gây phiền toái của liên minh này.
Còn Trung Quốc, một sự lựa chọn ưa thích của mọi người về đối thủ cạnh tranh trong tương lai, thì sao? Một cuốn sách gần đây, “Sự đồng thuận Bắc Kinh: Mô hình của Trung Quốc sẽ chi phối thế kỷ 21 như thế nào?”, lập luận rằng Bắc Kinh đang tiến tới kế tục “sự đồng thuận Oasinhtơn” – công thức hậu Chiến tranh Lạnh cho các thị trường mở cửa đã thất bại trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng mô hình chủ nghĩa tư bản chuyên quyền của Trung Quốc, thành công khi ở trong nước, khó có thể là thứ gì đó mà phần lớn các nước khác muốn ganh đua, và nó có thể rất gần đạt tới đỉnh điểm. Học giả John Ikenberry của Princeton, tác giả của cuốn “Thủy quái tự do: Những nguồn gốc, khủng hoảng và sự biến đổi của hệ thống Mỹ” nói: “Rõ ràng là Trung Quốc năng động hơn và sẽ cạnh tranh với Mỹ theo nhiều cách khác nhau, nhưng không thực sự lôi kéo được các đồng minh, và đang tạo ra tình trạng bất ổn ở châu Á mà thậm chí sẽ đưa Mỹ vào sâu hơn bên trong khu vực này”. Ikenberry có đánh giá khác thường về ảnh hưởng toàn cầu: Ông đếm xem bao nhiêu đồng minh mà một nước giành được trong các thập kỷ. Ông nói rằng bắt đầu vào năm 1946, Mỹ đã tăng thêm các đồng minh – các nước mà Mỹ có kiểu quan hệ an ninh theo cách nào đó – cứ mỗi 5 năm hoặc hơn và hiện nay có tổng cộng 62 nước đồng minh, kể cả nhiều nước thuộc khối Liên Xô trước đây. (Oasinhtơn cũng có một quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, một cường quốc thế giới khác). Ikenberry nói rằng trong cùng thời kỳ đó, Trung Quốc chưa bao giờ quản lý được hơn hai đồng minh (cho dù Trung Quốc có rất nhiều “bạn đường”, những nước nằm dưới sự thống trị về vốn đầu tư của Trung Quốc). Ikenberry nói: “Để Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh toàn cầu ngang hàng, người ta phải nghĩ đến việc sẽ có những nước rời bỏ Mỹ và bắt đầu xây dựng mối quan hệ an ninh với Trung Quốc”.
Hãy thử nhìn lại bản danh sách của Newsweek, những nước “tốt nhất” có xu hướng là những nước nhỏ, đồng nhất và tương đối vô hại: Phần Lan (Số 1), Thụy Sĩ, Thụy Điển. Tất cả là những nơi tuyệt vời, nhưng họ là những nước hầu như không có vai trò địa chính trị đáng nói nào và sẽ không bao giờ có. Chỉ là họ quá nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu xét về phạm trù những nước “lớn” – có nghĩa là quan trọng – Mỹ vẫn dễ dàng vượt lên trước Trung Quốc về mỗi chỉ số chính, bao gồm sự năng động kinh tế, giáo dục, y tế và “môi trường chính trị”. Những gì mà các con số đó không hoàn toàn chỉ ra là sự thỏa hiệp không được nói ra trong hệ thống toàn cầu, một cuộc mặc cả lớn kéo dài dai dẳng trong một nửa thế kỷ: nghĩa là người châu Âu và châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) sẽ tán thành việc từ bỏ sức mạnh quân sự thực sự và sự thống trị chiến lược để đổi lấy việc thừa nhận (một lần nữa là ngấm ngầm) rằng Mỹ sẽ đóng vai trò đó. Họ chọn cách này để duy trì các thệ thống phúc lợi xã hội hào phóng của họ và duy trì mức sống cao theo kiểu McKinsey của họ.
Lúc này gạt sang một bên cuộc xâm lược Irắc. Mỹ chi vào phòng thủ nhiều hơn phần còn lại của thế giới công nghiệp cộng lại, không phải bởi vì Mỹ vốn là một nước quân sự, mà bởi vì Mỹ là người thực thi của hệ thống quốc tế. Sức mạnh quân sự của Mỹ che phủ lên mọi khu vực trên hành tinh này, kiềm chế các phe tham chiến và ngăn chặn các cuộc chạy đua vũ trang nổi lên từ Đông Á đến Mỹ Latinh. Đổi lại, điều đó thúc đẩy sự toàn cầu hóa tiến triển, ngay cả vào những thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Ngoại trừ Irắc, cơ sở hạ tầng bị che đậy này của sức mạnh Mỹ chỉ thỉnh thoảng mới được công chúng nhận thấy, trong cuộc cứu nạn sóng thần hay trong khả năng độc nhất của Mỹ đem lại sự hỗ trợ về không vận và hậu cần cho những điểm nóng như Timo Leste hay Xuđăng. Kể từ sự kiện 11/9, Lực lượng tác chiến đặc biệt của Mỹ đang ngày càng hoạt động như là đội đặc nhiệm SWAT toàn cầu, lặng lẽ băng qua các biên giới để loại bỏ những nhóm khủng bố.
Vấn đề lớn mới la liệu Oasinhtơn có thể duy trì vai trò cha đỡ đầu toàn cầu này với nền kinh tế không còn thống trị hay không. Một yếu tố then chốt khác của sức mạnh của Mỹ là vai trò độc nhất của đồng USD. Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có thể rơi vào cảnh nợ nần mà không lo sợ vỡ nợ hay một sự sụp đổ tiền tệ bởi vì hầu hết các nước khác đều giữ đồng USD như đồng tiền dự trữ của họ. Những nước đó tất nhiên phải tài trợ cho khoản nợ của Mỹ. Liệu điều đó có thể kéo dài bao nhiêu lâu? Đủ kỳ quặc, bất chấp mọi sự kiêu căng xuất phát từ Bắc Kinh, Béclin và Mátxcơva kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, hầu như không có gì thay đổi trong các mối quan hệ cũ. Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á giàu có khác tiếp tục mua trái phiếu Kho bạc của Mỹ (một lí do là lãi suất vẫn ở mức rất thấp, bất chấp sự thâm hụt khổng lồ của Mỹ).
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy sự nổi dậy hòa bình chống lại sự bá quyền của Mỹ đã bắt đầu. Obama và Ngoại trưởng của ông, Hillary Clinton, đã đụng phải sự nổi dậy này tại hội nghị khí hậu toàn cầu vào tháng 12/2009, khi họ xen vào một cuộc họp riêng do các quan chức Trung Quốc sắp đặt, những người này có ý định thuyết phục Ấn Độ, Braxin và Nam Phi cản trở một hiệp ước. Sử dụng một số biện pháp ngoại giao năng nổ, Obama và
Michael Mandelbaum, tác giả của một cuốn sách mới có tựa đề “Siêu cường tiết kiệm: sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong kỷ nguyên kẹt tiền mặt” tranh luận rằng Mỹ sẽ phải giảm sự hiện diện của mình trong các vấn đề quốc tế. Ikenberry nói: “Câu chuyện này ít nói về một nhà nước đang nổi lên để tiếp quản địa vị của Mỹ, mà nói về sự suy giảm khả năng của tất cả các nhà nước chủ yếu điều hành hệ thống quốc tế. Đó là làm giảm bớt sự lãnh đạo từ trung tâm”. Sức mạnh của Mỹ có thể suy giảm, nhưng còn lâu mới mất đi. Và hệ thống toàn cầu mà Mỹ phần lớn đã tạo ra bằng hình tượng của chính mình tiếp tục được hầu hết các nước ủng hộ - thậm chí là những “nước tốt nhất” trong số họ./.
Nguồn: Newsweek; TTXVN
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.