29/12/2010
“Khoảnh khắc đơn cực” của Mỹ đã qua, chiến lược “Thống trị toàn cầu” tỏ ra thất bại nhiều hơn là thành công. Vậy chiến lược và mô hình nào sẽ là lựa chọn tối ưu cho Mỹ để duy trì vị trí siêu cường? Về vấn đề này, trang mạng National Interest ngày 16/12/2010 đăng bài viết của Giáo sư Chính trị học Đại học Chicago John J. Mearsheimer với tựa đề Imperial by Design. Dưới đây là tóm lược một số nội dung chính bài viết .
Sau Chiến tranh lạnh, với tâm lý phấn khích sau chiến thắng, Mỹ đã điều chỉnh Chiến lược lớn “thống trị toàn cầu”. Nền tảng của chiến lược trên là tư tưởng của hai học giả được các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin tưởng. Thứ nhất là Francis Fukuyama về “Sự cáo chung của lịch sử” với mô hình dân chủ tự do là “mô hình cuối cùng của loài người”, theo đó Mỹ có nhiệm vụ mở rộng dân chủ ra toàn thế giới. Thứ hai là đánh giá của Krauthammer về “khoảnh khắc đơn cực” với Mỹ là siêu cường duy nhất và “đặt ra luật chơi và sẵn sàng áp đặt luật chơi đó” lên phần còn lại của thế giới.
Sau 20 năm nhìn lại, Chiến lược “Thống trị toàn cầu” tỏ ra thất bại hơn là thành công. Từ 1989, cứ 3 năm Mỹ lại đưa quân ra nước ngoài 2 lần và đây là số liệu gây kinh ngạc. Hai cuộc chiến mà Mỹ đang tiến hành ở Iraq và Afghanistan đã ngốn hơn 1 nghìn tỷ USD và nạn nhân người Mỹ là 47 nghìn. Đó là chưa kể hàng trăm nghìn người dân bị chết và hàng triệu người mất nhà cửa ở hai quốc gia trên. Mỹ cũng không thể giải quyết 3 thách thức về đối ngoại. Thứ nhất là vấn đề Iran: Mỹ thất bại trong nỗ lực buộc Iran từ bỏ khả năng làm giàu hạt nhân. Thứ hai là để cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Thứ ba là không thể thúc đẩy giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestin. Trong một cuộc thăm dò do Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago tổ chức gần đây, chỉ có 33% người Mỹ tin rằng Mỹ sẽ giữ được vị trí siêu cường lãnh đạo thế giới sau 50 năm nữa. Rõ ràng, tâm lý lạc quan đầu thập niên 1990 đã nhường chỗ cho tâm lý bi quan.
Từ đây, cần xem xét lại Chiến lược đối ngoại của Mỹ. Ngoài chiến lược “thống trị toàn cầu” mà Mỹ tiến hành sau Chiến tranh lạnh, có 3 lựa chọn khác. Thứ nhất là biệt lập (isolationism): Mỹ cần hướng vào bên trong và không cần can dự ở bên ngoài do an ninh của Mỹ được các đại dương bảo đảm và Mỹ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Thứ hai là cân bằng bên ngoài (offshore balancing): Có ba khu vực trên thế giới có tầm quan trọng chiến lược là châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh, Mỹ cần ngăn chặn bất cứ cường quốc nào thống trị một trong ba khu vực nói trên bằng 2 cách: (1) Dựa vào các cường quốc khác trong khu vực ; (2) Nếu cách đó thất bại thì Mỹ sẽ đem quân đội tới để can dự. Thứ ba là can dự có chọn lọc (selective engagement): Chỉ có 3 khu vực (châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh) có tầm quan trọng chiến lược với Mỹ, do vậy Mỹ cần đóng quân lâu dài cả ba khu vực. Cả ba lựa chọn chiến lược trên không yêu cầu Mỹ phải “mở rộng dân chủ ra toàn thế giới”.
Theo đó, Mỹ cần có một chiến lược lớn mới. Mục tiêu của Mỹ là tiếp tục bảo đảm không có bất cứ cường quốc nào nổi lên thống trị 3 khu vực trọng điểm (Đông Bắc Á, châu Âu và Vùng Vịnh). Mỹ cần xây dựng quân đội mạnh nhưng không nhất thiết đóng tại 3 khu vực trên. Mỹ cũng cần dựa vào các nước trong khu vực để đạt được mục tiêu trên. Nói cách khác, Mỹ cần thực hiện chiến lược “cân bằng bên ngoài” thay vì “thống trị toàn cầu”.
Chiến lược “cân bằng bên ngoài” không có nghĩa là Mỹ phớt lờ phần còn lại của thế giới, mà giảm can dự vào các khu vực khác ngoài 3 khu vực trọng điểm nói trên. Mỹ cũng cần từ bỏ can dự vào nội bộ nước khác dưới khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ vì điều này không những vi phạm nguyên tắc quyền tự quyết đối với các dân tộc, mà còn tạo ra những hệ lụy trong lòng nước Mỹ. Chiến lược “cân bằng bên ngoài” là chiến lược tốt nhất trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, vì đóng quân tại các nước Hồi giáo là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc Mỹ bị khủng bố tấn công.
Với Trung Quốc, Mỹ vẫn có thể kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc với chiến lược “thống trị toàn cầu”. Tuy nhiên, Chiến lược “cân bằng bên ngoài” tỏ ra phù hợp hơn với mục tiêu trên. Thứ nhất, Mỹ cần giảm cam kết ở bên ngoài 3 khu vực trọng điểm, nhất là tại Afghanistan và Iraq, để tập trung đối phó với Trung Quốc. Khi đó, Mỹ sẽ có đủ sức mạnh để đối phó với bất cứ tham vọng nào của Trung Quốc. Thứ hai, Mỹ cần trợ giúp và khuyến khích các nước khu vực là Ấn Độ, Nhật, Nga, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam tạo thành một liên minh chống lại sự nổi lên của Trung Quốc. Mỹ cần đóng vai trò then chốt vì không cường quốc châu Á nào đủ mạnh để đối phó với Trung Quốc. Nếu cần, Mỹ có thể triển khai vũ khí hạt nhân tại một số nước khu vực, vừa để làm giảm tham vọng hạt nhân của các nước này, vừa để đối phó với sự nổi lên của bất cứ cường quốc khu vực nào khác.
Mặc dù chính quyền Obama hiện nay đang tìm cách theo đuổi chiến lược “thống trị toàn cầu” nhưng đây là lúc phải trở lại Chiến lược “Cân bằng bên ngoài” vì thịnh vượng và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Trần Quốc Mỹ (Theo National Interest)
(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)
Bài viết cùng tác giả : John Mearsheimer, Trung Quốc thách thức quyền lực của Mỹ tại châu Á
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.