Xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN và nhân tố Trung-Mỹ

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 37 năm 2003, lần đầu tiên Inđônêxia đã đề ra ý tưởng “Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN”; tháng 11/2004, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Viêngchăn (Lào) đã thông qua “Cương lĩnh hành động của cộng đồng an ninh ASEAN”; Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 năm 2009 đã thông qua “Kế hoạch xây dựng cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN”. 

04/12/2011

Xây dựng Cộng đồng ASEAN - Con thuyền căng buồm ngược gió

Ngày 17/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 đã khai mạc tại Bali, Inđônêxia. Xây dựng Cộng đồng ASEAN là một trong những tiêu điểm của hội nghị cấp cao lần này. Tháng 10/2003, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 lần đầu tiên đưa ra mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời xác định thực hiện mục tiêu này vào năm 2015. Tuy nhiên, dưới tác động kép của bất ổn tài chính và thiên tai, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đứng trước những thách thức cam go

18/11/2011

Tầm quan trọng toàn cầu của Inđônêxia

Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ gần đây đăng bài phân tích “Geopolitical Journey: Indonesia's Global Significance” cho rằng có rất nhiều yếu tố như vị trí địa lý, dân số... khiến Inđônêxia đóng một vai trò rất quan trọng trên toàn cầu, cũng như trong chiến lược của các cường quốc lớn

17/08/2011

Vai trò của ASEAN trong quan hệ Mỹ-Trung

“Thời báo hoàn cầu” số ra ngày 2/6 có bài viết tổng hợp theo tin của phóng viên báo này từ các nước Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canađa gửi về, dưới nhan đề “Muốn làm đòn cân tranh đoạt giữa Trung Quốc và Mỹ, không muốn làm con tin trong cuộc đấu dữ của nước lớn - ASEAN cùng nhảy với sư tử Mỹ-Trung”. Nghiên cứu Biển Đông (NCBĐ) xin giới thiệu nội dung bài viết như sau:

14/06/2011

Mianma bất đắc dĩ bị đẩy vào quỹ đạo của Trung Quốc

Tạp chí “Nhà kinh tế” (Anh) ngày 9/6 có một loạt bài phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc ở một số nước Đông Nam Á “Chinese takeaway kitchen”, trong đó có Mianma. “Chúng tôi như là cái bếp của Trung Quốc. Họ lấy những gì họ muốn rồi để lại cho chúng tôi toàn những đồ bỏ đi”.

14/06/2011

Trung Quốc tìm kiếm ảnh hưởng chiến lược ở Campuchia

Tạp chí “Nhà kinh tế” (Anh) có bài “Courting the Khmer” phân tích về chính sách đầu tư của Trung Quốc và một số quốc gia vào Campuchia nhằm phục vụ mục đích chiến lược, cũng như sự khéo léo của Phnôm Pênh để không bị rơi vào ảnh hưởng của bất cứ ai.

10/06/2011

Kế hoạch "Tầm nhìn năm 2015" của ASEAN đứng trước nhiều thách thức

Theo bài phân tích “ASEAN Community: Losing Grip Over Vision 2015?” trên Rsis của tác giả Yang Razali Kassim, nghiên cứu viên cao cấp thuộc trung tâm nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam - đại học công nghệ Nanyang, ASEAN đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại trên con đường tiến tới "Tầm nhìn năm 2015". Đặc biệt, nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất đó là khoảng cách giữa các thỏa thuận và hành động.

08/06/2011

Vai trò của Đông Nam Á trong chiến lược của Ôxtrâylia

Viện Chính sách Chiến lược Ôxtrâylia (ASPI) cuối tháng 2/2011 công bố tập tài liệu “Changing pace: ASPI’s strategic assessment 2011” đánh giá về mô hình  chiến lược toàn cầu đang thay đổi, trong đó có phần nhận định về môi trường an ninh Đông Nam Á và những hành động, chính sách của Ôxtrâylia.

20/03/2011

ADMM+: Một cấu trúc khu vực mới

Bàn về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất, ý nghĩa của diễn đàn này, quan điểm, khả năng diễn biến tương tác giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề an ninh trong quan hệ với ASEAN và vai trò của ASEAN trong cơ cấu khu vực đang nổi lên, ông Tan Seng Chye, cựu đại sứ Xinhgapo tại Ôxtrâylia, Thái Lan, chuyên gia cao cấp Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratman (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang của Xinhgapo có bài viết nhan đề “ADMM+: Một cấu trúc khu vực mới” (ADMM + 8: Adding Flesh to a New Regional Architecture). 

22/10/2010

Liệu ASEAN có thể trở thành một trung gian hòa giải hòa bình?

Bàn về thực trạng, triển vọng quản lý và giải quyết khủng hoảng tại khu vực, trong đó nhấn mạnh vai trò và bước đi mà ASEAN cần tiến hành trên lĩnh vực đang thu hút nhiều sự quan tâm này, tác giả Agus Wandi - Giám đốc cơ quan Phát triển Quốc tế và những nhà tư vấn khủng hoảng (IDCC) và là một nhà tư vấn hậu xung đột (Inđônêxia) có bài biết đăng trên báo “Bưu điện Giacácta” ngày 13/8. Sau đây là nội dung bài viết:

26/08/2010