Trong loạt bài viết này, tác giả sẽ trình bày về Con đường tơ lụa và triển vọng của nó tại Đông Nam Á, bắt đầu từ Myanmar. Đây là một điểm quan trọng, vì quốc gia tiếp giáp với khu vực Nam Á, nơi đầu tư Trung Quốc hiện diện ở các cảng biển, CSHT năng lượng, CSHT khai thác, đường ống dẫn, lẫn hành lang trên bộ đi qua 4 quốc gia.
Phán quyết đã giúp đề cao tính thượng tôn pháp luật và tính tôn nghiêm của luật pháp quốc tế, đề cao giá trị của công lý và hoà bình. Đây cũng là hy vọng, là mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới yêu chuộng hoà bình và lẽ phải.
Dư địa hợp tác quân sự giữa hai quốc gia Việt Nam-Mỹ đang dần dần nới rộng ra với tương thích về tầm nhìn và hội tụ về tương đồng lợi ích chiến lược. Thảo luận về hệ quả đa chiều của quyết định định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ là một dịp để tổng quan lại nhu cầu hợp tác, cũng như xem xét khả năng và giới hạn của cả hai bên.
Quyết định giở bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cần được phân tích trên một góc nhìn đa chiều hơn. Đây không chỉ hoàn toàn mang tính biểu tượng xét về góc độ chính trị, hay chỉ là một biểu tượng ngoại giao hình thức. Ở một mức độ nào đó, quyết định này mang cả ý nghĩa về quốc phòng và quá trình định vị các đối tác chiến lược của Việt Nam sắp tới.
Có 2 nhóm thông tin chính được truyền thông cũng như các học giả quốc tế dùng làm căn cứ để diễn giải cách hành xử “an toàn” của Malaysia. Bài viết thảo luận về tính chính xác của hai nhóm ý kiến này nhằm làm rõ bối cảnh và tính chất của các nhóm thông tin.
Với những lập luận về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và quy chế pháp lý của đảo Ba Bình, Đài Loan hy vọng tiếp thêm sức mạnh cho Trung Quốc và giảm bớt những nội dung bất lợi trong vụ kiện với Philippines.
Những nỗ lực của Philippines vận động cộng đồng quốc tế và kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA cho thấy Philippines khá vững tin về phán quyết cuối cùng của tòa. Điều gì khiến Philippines tự tin như vậy?
Các lập luận của Trung Quốc chủ yếu dựa trên sự diễn giải chủ quan đối với các quy định của UNCLOS nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung theo hướng có lợi cho Trung Quốc, bất chấp các thực tiễn pháp lý và án lệ quốc tế.
Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.
Tuyên bố cắt giảm 300.000 binh lính của Tổng bí thư Tập Cận Bình là một bước tinh giản cần thiết, nối tiếp quá trình hiện đại hóa PLA ít nhất là từ hơn một thập kỷ trở lại đây.
Thông điệp của lãnh đạo Bắc Kinh là gì? Thông điệp đó được lồng ghép trong tình hình nội trị và sự chuyển biến của chính sách đối ngoại ra sao? Những vũ khí mà Trung Quốc lần đầu tiên trình diễn tại ngày 3 tháng 9 sẽ nói lên điều gì với các quốc gia đang có các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc và nói lên điều gì với các đối thủ chiến lược trong khu vực và thế giới?
Nằm trong Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (OBOR), Con đường tơ lụa trên biển (MSR) là một bước đi kinh tế có ảnh hưởng chiến lược tới khu vực Đông và Nam Á. Tuy nhiên, hiện có những nghi vấn về mục tiêu của Trung Quốc: MSR phải chăng vì kinh tế thuần túy hay đây chỉ là “bình phong” cho mục tiêu an ninh chính trị? Nếu chỉ là về lợi ích kinh tế thì mục tiêu cụ thể của MSR là gì?