Góc nhìn Bình luận

Chính sách tuyên truyền về Biển Đông của Trung Quốc

Trung Quốc đang dồn nhiều các nguồn lực để tuyên truyền về Biển Đông thể hiện qua: (i) duy trì một bộ máy chỉ đạo nhất quán, thông suốt; (ii) sử dụng linh hoạt các nguồn khác nhau, đa dạng hóa các sản phẩm tuyên truyền; (iii) đa dạng hóa các kênh (báo, tạp chí, các đài phát thanh, truyền hình) và các công cụ như hội nghị, hội thảo, hội chợ, sự kiện thể thao, phim ảnh... (v) tiến tới kiểm soát các nền tảng truyền thông hiện đại.

21/11/2019

Bản đồ Đường lưỡi bò năm 1951: Phép thử mới của Trung Quốc

Tháng 3/2018, nhóm các nhà nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ đã công bố công trình công bố bằng chứng mới thể hiện đường chữ U là đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Mặc dù đây chỉ là xuất bản của một nhóm nhà nghiên cứu, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng bởi nó là một trong số ít các công trình về chủ đề liên quan được xuất bản sau Phán quyết của Toà Trọng tài vụ kiện Philippines và Trung Quốc. Bài viết sẽ tóm tắt cũng như đánh giá tính khách quan và khoa học của kết quả nghiên cứu chính trong công trình này.

07/12/2018

Biển Đông trong bài toán chiến lược của Ấn Độ

Mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách của Ấn Độ về Biển Đông. Việt Nam và Ấn Độ đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

13/08/2018

Hợp tác quốc tế ở Biển Đông giữa các nước ASEAN: Thực trạng và triển vọng

Hợp tác quốc tế ở Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN trong bối cảnh hiện nay đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Trên tinh thần đó, bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ thực trạng hợp tác quốc tế trên biển trong một số lĩnh vực cụ thể hiện nay giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông và đưa ra những nhận định đánh giá về triển vọng trong thời gian tới.

26/12/2017

Hợp tác quốc tế ở Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN

Hợp tác quốc tế ở Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN trong bối cảnh hiện nay đã trở thành nhu cầu cấp thiết, vấn đề này cần được chú trọng nghiên cứu chuyên sâu để góp phần tham vấn chính sách. Trên tinh thần đó, bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ thực trạng hợp tác quốc tế trên biển trong một số lĩnh vực cụ thể hiện nay giữa các nước quốc gia trong khu vực Biển Đông và đưa ra những nhận định đánh giá về triển vọng trong thời gian tới.

26/12/2017

“Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?

Lập luận pháp lý mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu dựa trên: Một là, yêu sách “vùng nước lãnh hải lịch sử” của Trung Quốc; Hai là, cho rằng khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được xác định từ phần lãnh thổ Trung Quốc có chủ quyền; Ba là, đáng chú ý Trung Quốc cũng đòi hỏi yêu sách chủ quyền thông qua việc khẳng định “Tứ Sa” là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.

19/10/2017

Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông

Mỹ theo đuổi chiến lược Biển Đông trên 5 trụ cột chính: (i) luật pháp quốc tế,  (ii) kiềm chế, ngăn chặn, (iii) khuyến khích, (iv) cam kết ngoại giao và (v) sử dụng ASEAN. Bài viết đi sâu phân tích và luận giải một cách có hệ thống về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông qua hai đời tổng thống, Barrack Obama and Donald Trump, khi Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp.

27/09/2017

Chính sách Biển của Indonesia: Thuận lợi và thách thức

Indonesia coi trọng biển, lấy biển làm nền tảng trung tâm cho chính sách phát triển quốc gia. Indonesia sở hữu nhiều điệu kiện tự nhiên thuận lợi để vươn  ra biển, song để thành công, Indonesia cần chú ý hơn đến thành tố đối ngoại và xử lý hài hòa các thách thức Biển Đông.

01/09/2017

Lá bài “tham vấn song phương” của Trung Quốc với Philippines

Căn cứ trên bản chất thực dụng của ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh thực chất không coi hình thức “tham vấn song phương” với Philippines là “nền tảng cho các thảo luận tiếp theo” để tình hình Biển Đông “đi vào ổn định lâu dài” như tuyên bố.

12/08/2017

Ngoại giao nước nhỏ và Bài học cho Việt Nam

Tháng 7/2016 tại Singapore nổ ra một cuộc bút chiến bàn luận về chủ đề ứng xử của nước nhỏ trong quan hệ quốc tế giữa các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước này. Cuộc tranh luận thu hút sự chú ý của dư luận bên trong và bên ngoài Singapore, đặc biệt là trong bối cảnh có những đánh giá về sự thay đổi quan điểm của Singapore trong vấn đề Biển Đông.

09/08/2017

Góc Học giả

Lan Hương

Học viện Ngoại giao

Hoàng Đỗ

Học viện Ngoại giao

Thùy Anh

Học viện Ngoại giao

Duy Thực

Học viện Ngoại giao

Hải Đăng

Học viện Ngoại giao